Đánh giá kết quả điều trị áp tơ tái phát bằng laser Diode mức năng lượng thấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Áp tơ tái phát là tình trạng loét miệng phổ biến nhất trong tổn thương của niêm mạc miệng. Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng đau và giảm thời gian lành thương. Vì khả năng giảm đau, kháng viêm, giảm phù nề, kích thích sinh học tế bào, kích thích lành thương nên Laser Diode mức năng lượng thấp là một liệu pháp thay thế cho phương pháp sử dụng thuốc thông thường, hứa hẹn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và tránh những biến chứng do sử dụng thuốc trong thời gian dài gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị áp tơ tái phát bằng Laser Diode mức năng lượng thấp trong giảm đau, kích thước vết loét và thời gian lành thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán áp tơ tái phát dạng nhỏ. Bệnh nhân được đánh giá kết quả điều trị dựa trên mức độ đau, kích thước vết loét, thời gian lành thương vào trước điều trị, ngày 4, ngày 6 sau điều trị; số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Mức độ đau theo thang VAS trước điều trị là 4,33±1,65, ngay sau điều trị là 1,20±1,06. Kích thước vết loét trước điều trị là 4,58±2,35mm, sau điều trị 4 ngày là 2,47±2,30mm. Thời gian lành thương là 5,04±0,32 ngày. Kết luận: Liệu pháp Laser Diode mức năng lượng thấp hiệu quả trong điều trị áp tơ tái phát: giảm đau, giảm kích thước vết loét và giảm thời gian lành thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Áp tơ tái phát, liệu pháp laser Diode mức năng lượng thấp, thang VAS
Tài liệu tham khảo
2. Albrektson, L. Hedström, H. Bergh (2014), “Recurrent aphthousstomatitis and pain management with low-level laser therapy: a randomized controlled trial”, Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology and Oral Radiology, vol 117, no 5, pp.590-594.
3. Bensadoun RJ, Franquin JC, Ciais G, Darcourt V, Schubert MM, Viot M (1999), “Low-energy He/Ne laser in the prevention of radiation-induced mucositis: A multicenter phase III randomized study in patients with head and neck cancer”, Support Care Cancer, vol 7, pp.244-252.
4. De Souza T. O. F, Martins M. A. T, Bussadori S. K, Fernandes K. P. S, Tanji E. Y, Mesquita- Ferrari R. A, & Martins M. D (2010) “Clinical evaluation of low-level laser treatment for recurring aphthous stomatitis”, Photomedicine and Laser Surgery, 28(S2), S-85.
5. Eisen D, Carrozzo M, Bagan Sebastian J-V, and Thongprasom K (2005), “Number V. Oral lichen planus: clinical features and management”, Oral Diseases, vol. 11, no. 6, pp.338-349.
6. Elisabetta, Rocca Jean-Paul (2019), “Photobiomodulation Therapy in Oral Medicine: A Guide for the Practitioner with Focus on New Possible Protocols”, Photobiomodulation, Photomedicine, and Laser Surgery, Volume XX, Number XX, pp.1-12.
7. Fernandes R, Tuckey T, Lam P, Sharifi S, Nia D (2008), “The best treatment for aphthous ulcers- An evidence based study of literature”, J Am Dent Ass, vol 134, pp.200-207.
8. Han M, Fang H, Li QL, Cao Y, Xia R, Zhang ZH (2016), “Effectiveness of laser therapy in the management of recurrent aphthous stomatitis: a systematic review”, Scientifica (Cairo) 2016, ID 9062430.
9. Khademi H, Shirani Am, Nikegbal F (2009), “Evaluation of low level laser therapy in recurrent aphthous stomatitis”, Shiraz Univ Dent J, vol 10, issue 2, pp.160-162.
10. Laakso EL, Richardson CR, Cramond T (1993), “Factors affecting low level laser therapy”, Aust J Physio, vol 39, pp.95-99.
11. Manaf Taher Aga (2007), “Low level laser therapy as a solution in dental clinic - A review and case report”, J Oral Laser Appl, vol 7, pp.65-73.
12. Natah, S. S., Konttinen, Y. T., Enattah, N. S., Ashammakhi, N., Sharkey, K. A., & Häyrinen- Immonen, R. (2004), “Recurrent aphthous ulcers today: a review of the growing knowledge”, International journal of oral and maxillofacial surgery, 33(3), pp.221-234.
13. Shimizu N, Yamaguchi M, Goesk T, Shibata Y, Takiguchi H, Iwa- sawa T, et al. (1995), “Inhibition of prostaglandin E2 and interleukin 1- beta production by low-power laser irradiation in stretched human periodontal ligament cells”, J Dent Res, vol 74, pp.1382-88.
14. Smith KC (2005), “Laser (and LED) therapy is phototherapy”, Photomed Laser Surg, 23, pp.78-80.
15. Yarak S, Okamoto OK (2010), “Biostimulation effects of low power laser in the repair process”, An Bras Dermatol, vol 85, issue 6, pp.849-55.