PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gần 3 triệu người Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng điển hình như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và các biểu hiện nghiêm trọng khác về lo âu và trầm cảm, chi phí điều trị kéo dài gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định cơ cấu chi phí khám, điều trị và cơ cấu chi phí bị từ chối thanh toán trong điều trị; 2.Tìm hiểu một số lý do liên quan đến chi phí bị từ chối thanh toán, chi phí 10 bệnh tâm thần thường gặp tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2288 hồ sơ bệnh án nội trú, đơn thuốc ngoại trú, biên bản làm việc của Tổ giám định bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Kết quả: Tổng chi phí khám chữa bệnh (KCB) là 14,94 tỷ đồng, trung bình 6.872.720 đồng/đợt điều trị, chủ yếu là giường bệnh và thuốc uống, bệnh nội trú và ngoại trú có chi phí điều trị trung bình một đợt cao nhất: tâm thần phân liệt, bệnh động kinh. Tổng chi phí từ chối thanh toán BHYT là 33.089.471 đồng. Lý do từ chối thanh toán: chỉ định thuốc động kinh không phù hợp chẩn đoán, mã số bác sĩ trên phần mềm không đúng với hồ sơ bệnh án, vượt định mức bàn khám, khám chữa bệnh trái tuyến. Kết luận: Bệnh tâm thần có chi phí điều trị khá cao, tâm thần phân liệt gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất. Lý do từ chối thanh toán BHYT chủ yếu là do chưa thực hiện đúng quy định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chi phí điều trị, tâm thần phân liệt, bệnh động kinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2017), Quyết định Số 4210/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20 tháng 9 năm 2017, Quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế.
3. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30 tháng 10 năm 2018, Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuốc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30 tháng 05 năm 2018, Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
5. Võ Văn Thắng (2011), Nghiên cứu chi phí điều trị nội trú của người bệnh có Bảo hiểm Y tế tại khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Tạp chí y học thực hành, (Số 7/2011), tr.63-67.
6. Afis A. Agboola et al. (2018), Economic burden of the therapeutic management ofmental illnesses and its effect on household purchasing power, PLOS ONE 13, (9), pp.1-13.
7. Agata Łaszewska et al. (2019), The excess economic burden of mental disorders: fndings from a cross‑sectional prevalence survey in Austria, The European Journal of HealthEconomics (2020), pp.1075-1089.
8. Fran Lowry (2016), Mental Disorders the Most Costly Illnesses, Medscape Medical News > Psychiatry, (18), pp.6-9.
9. Gari Hunduma et al. (2017), Prevalence and determinants of common mental illness among adult residents of Harari Regional State, Eastern Ethiopia, Pan African Medical Journal, (28:262), pp.1-16.
10. Junfang Xu et al. (2016), The economic burden of mental disorders in China, 2005-2013: implications for health policy, BMC Psychiatry (2016), (16:137), pp.1-6.
11. Kristin Gustavson et al. (2018), Prevalence and stability of mental disorders among young adults: findings from a longitudinal study, BMC Psychiatry, (2018), pp.18-65.
12. Martin Knapp et al. (2020), Economics and mental health: the current scenario, WorldPsychiatry 2020, (19), pp.3-14.
13. Trang Nguyen et al. (2019), The burden of clinically significant symptoms of common and severe mental disorders among adults in Vietnam: a population-based cross-sectional survey, BMC Public Health (2019), (19), pp.11-73.
14. Wenming Chen et al. (2017), Direct medical costs of hospitalisations for mental disorders in Shanghai, China: a time series study, BMJ Open 2017, (7), pp.1-8.
15. WHO (2019), Mental disorders, 28 November 2019. Webside: https://www.who.int/newsroom/fact-sheets/detail/mental-disorders.