ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÁ NHĨ ĐƠN THUẦN BẰNG NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH ỔN ĐỊNH CÓ THỦNG MÀNG NHĨ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vá nhĩ là một phẫu thuật để sửa chữa lại lỗ thủng màng nhĩ. Mục tiêu của phẫu thuật này không những để đóng lỗ thủng, mà còn nhằm mục đích cải thiện thính lực. Phẫu thuật qua nội soi cho phẫu thuật thường rộng hơn so với kính hiển vi. Vì thế, phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần qua nội soi ngày càng được áp dụng phổ biến hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần qua nội soi bằng màng sụn nắp bình tai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 71 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán VTGMT ổn định có thủng màng nhĩ được điều trị phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần qua nội soi bằng màng sụn nắp bình tai theo phương pháp Underlay. Địa điểm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thời gian từ tháng 02-2019 đến tháng 04-2021. Kết quả: có 71 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 52 nữ và 19 nam, nhóm tuổi từ 16-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 67,6%; còn lại nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 32,4%, độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 44,27 ± 13,4 tuổi. Tỷ lệ lành màng nhĩ sau 1 tháng là 94,4% và sau 3 tháng thì tỷ lệ lành tăng lên là 97,2%. Mức độ giảm thính lực trung bình trước phẫu thuật là 40,66 ± 12,44 dB, thính lực trung bình cải thiện sau 3 tháng còn 27,62 ± 9,17 dB. Kết luận: Có đến 97,2% bệnh nhân có triệu chứng chảy dịch tai trong tiền sử. Tỷ lệ lành màng nhĩ sau 1 tháng là 94,4% và sau 3 tháng thì tỷ lệ lành tăng lên là 97,2%. Sau 3 tháng phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần thì thính lực trung bình cải thiện từ 40,66dB ± 12,44 còn 27,62 ± 9,17 dB.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vá nhĩ đơn thuần, Underlay dưới nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Nguyến Tiến Dũng, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Văn Lâm, (2015), "Đánh giá kết quả vá màng nhĩ đơn thuần trên bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 2.
3. Đặng Vũ Hiệp, Nguyễn Văn Linh, khoa TMH, (2020), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tạo hình màng nhĩ tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Quân Y 4”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng và phẫu thuật Đầu Cổ toàn quốc lần thứ XXIII, tr.97.
4. Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường (2001), "Một thế kỷ điều trị phẫu thuật viêm tai giữa - Viêm tai giữa mủ mạn: Cập nhật điều trị nội khoa - 2000", Bộ môn Tai mũi họng Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Ngô Ngọc Liễn, (2016), "Đo sức nghe bằng đơn âm tại ngưỡng", Tai Mũi Họng quyển 1, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.279-288.
6. Võ Đoàn Minh Nhật, Lê Thanh Thái và cộng sự, (2020), “Đánh giá kết quả vá nhĩ đơn thuần theo kỹ thuật Underlay có cố định thành trước đối với thủng nhĩ sát rìa trước”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng và phẫu thuật Đầu Cổ toàn quốc lần thứ XXIII, tr.100.
7. Đoàn Thị Mỹ Trang, Lê Thanh Thái, Hồ Mạnh Hùng (2019), “Đánh giá kết quả điều trị vá nhĩ đơn thuần bằng mảnh ghép màng sụn bình tai ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có thủng nhĩ”, Tạp chí Y – Dược học, trường Đại học Y Dược Huế, tập 9, tr.55.
8. Khan M M, Parab S R (2016), "Endoscopic cartilage tympanoplasty: A two-handed technique using an endoscope holder", The Laryngoscope, 126 (8), pp.1893-1898.
9. Marcos V.G, (2013), "Otitis Media", Otology and Neurotolgy, Thieme Delhi Stuttgart, pp.151-161.
10. Masafumi Ohki, Shigeru Kikuchi, Sunao Tanaka, (2019), “Endoscopic Type 1 Tympanoplasty in Chronic Otitis Media: Comparative Study with a Postauricular
Microscopic Approach”, Otolaryngol Head Neck Surg, 161(2), pp.315-323.
11. Oliver F.A, Craig A.B, (2011), "Otologic and Neurotologic Diagnositics ang Tests", Otologic and Neurotology and Lateral Skull Base Surgery, Thieme Stuttgard, pp.53-57.
12. Sanjana V., Kiran Jaywant Shinde, Chetana Shivadas Naik et al. (2018), “Comparison between clinical and audiological results of tympanoplasty with modified sandwich technique and underlay technique”, Braz J Otorhinolaryngol, 84(3), pp.318-323.
13. Sajid T., Shah M. I., Ghani R., et al. (2017), "Type-I Tympanoplasty By Underlay Technique - Factors Affecting Outcome", J Ayub Med Coll Abbottabad, 29 (2), 258-261.
14. Sergi B., Galli J., De Corso E., et al. (2011), "Overlay versus underlay myringoplasty: report of outcomes considering closure of perforation and hearing function", Acta Otorhinolaryngol Ital, 31 (6), 366-71.
15. U P Santosh, K B Prashanth, Ms Sudhakar Rao, (2016), “Study of Myringoplasty in Wet and Dry Ears in Mucosal Type of Chronic Otitis Media”, J Clin Diagn Res, 10(9):MC01-MC03.
16. Wenquan Li, Qiang Du, Wuqing Wang, (2019), “Treatment of adhesive otitis media by tympanoplasty combined with fascia grafting catheterization”, Eur Arch Otorhinolaryngol, 276(10), pp.2721-2727.