NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự gia tăng bệnh đái tháo đường típ 2 đang trở thành vấn đề sức khỏe rất đáng quan tâm đồng thời là vấn đề lớn trong y học cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ biến chứng bàn chân và khảo sát tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 từ 45 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 391 bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên đang quản lý điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 đến khám bệnh tại khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế và 7 trạm y tế trực thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng loét bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 10%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 32,7%. Trong đó, tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc và tuân thủ lối sống là 87% và 35%. Các tuân thủ về lối sống như hoạt động thể lực, hạn chế thuốc lá, hạn chế rượu bia, hạn chế tinh bột, thực phẩm nhiều đường, hạn chế dầu mỡ, sử dụng nhiều rau, trái cây, theo dõi glucose máu và tái khám định kỳ với các tỷ lệ lần lượt là 56,3%; 81,1%; 81,8%; 48,1%; 45,3%; 54,2%; 47,1%; và 47,6%. Kết luận: Tình hình tuân thủ điều trị về lối sống ở bệnh nhân chưa được chú trọng. Hoạt động truyền thông, tư vấn về tầm quan trọng tuân thủ điều trị góp phần giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ loét bàn chân phải có hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường típ 2, biến chứng bàn chân, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thế Bừng (2004), Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh đái tháo đường týp 2, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
3. Cục Y tế dự phòng (2016), Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
4. Võ Thành Danh (2016), Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường týp 2 và đánh giá kết quả can thiệp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 20152016, luận văn chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Lê Thị Hương Giang (2013), Đánh giá tuân thủ chế độ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện 198, Bộ Công An, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Khăm Pheng Phun Ma Keo và cộng sự (2006), Nghiên cứu tỷ lệ yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào, Tạp chí Y học thực hành, (548), tr.173-178.
7. Lý Thị Thơ (2005), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
8. Đỗ Quang Tuyển (2012), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
9. Nguyễn Khoa Diệu Vân và cộng sự (2007), Thực trạng kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 5(53), tr.17-23.
11. American Diabetes Association (2018), Standards of Medical Care in Diabetes-2011, Diabetes Care, 41 (1), pp.1-150.
12. Cho NH., Shaw JE., Karuranga S et al. (2018). IDF Diabetes Atlas: Global estimates of diabetes prevalence for 2017 and projections for 2045, Diabetes Res Clin Pract, 138, pp.271-281.
13. Ramsey SD., Newton K., Blough D et al. (1999), Incidence, outcomes and cost of foot ulcers in patients with diabetes, Diabetes Care, 22(3), 382-387.
14. Senadheera S.P.A.S., Ekanayake S.,Wanigatunge C. (2016), Dietary habits of type 2 diabetes patients: Variety and Frequency of food intake, Journal of Nutrition and Metabolism, Volume 2016.
15. Seri R., Sigal R.J., Yardley J.E., Riddell M.C, Dunstan D.W et al. (2016), Physical activity/Exercise and diabetes: A position statement of the American Diabetes Association, Diabetes Care 39:2065–2079.
16. Whiting D, L. Guariguata, et al. (2013), The sixth edition of the IDF Diabetes Atlas, International Diabetes Federation Committee, Sixth edition, pp.11-37.