KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021

Phan Trang Nhã, Vương Thị Hòa, Lê Trung Hiếu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là một bệnh quan trọng ở trẻ em, vì nó có tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi tiêu chảy cấp dưới 5 tuổi, phân tích kết quả chăm sóc trẻ bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có phân tích trên 200 bệnh nhi dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Ngày đầu nhập viện tỷ lệ trẻ có sốt là 88,5%, có 36,5% có tình trạng mất nước, 69% đau bụng và 66,5% nôn ói. Lượng bạch cầu trung bình là 12,1x109 tăng cao, hồng cầu ở mức bình thường và Hct là 0,38. Tác nhân E.Coli gây bệnh tiêu chảy cấp nhiều nhất với 80%. Sau thời gian chăm sóc, điều trị có 99,5% trẻ hết mất nước, 66,5% trẻ hết tiêu lỏng, 96,5% trẻ hết sốt, 89,5% trẻ hết nôn ói,98,5% trẻ hết hăm tã và 92,5% trẻ hết chán ăn. Có mối liên quan giữa: nhóm không suy dinh dưỡng thì có tỷ lệ chăm sóc tốt chiếm 57,5%, cha/mẹ có kiến thức và thực hành tốt có kết quả chăm sóc tốt là 76%, nghề nghiệp lao động trí óc và trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỉ lệ chăm sóc tốt cao hơn lần lượt là (85,7%), (80,6%). Kết luận: Kết quả chăm sóc tốt cao,100% bệnh nhi được xuất viện, tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố khách quan, cần tăng cường biện pháp truyền thông phù hợp nhằm cải thiện kết quả chăm sóc được cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ (2012), Báo cáo thống kê bệnh viện hàng năm, Cần Thơ.
2. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ (2019), Báo cáo thống kê bệnh viện hàng năm, Cần Thơ.
3. Phạm Việt Bách, Nguyễn Thành Trung (2021), Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505, số 2, tr.206-207.
4. Hứa Thị Kim Chi (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình hình chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhiễm Bệnh Viện Nhi đồng Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Điều Dưỡng, Trường Đại học Y Dược Cần thơ.
5. Nguyễn Thị Thu Cúc (2011), “Khảo sát các tác nhân vi khuẩn của bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011”, Đề tài NCKH, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Việt Hà (2021), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Đức Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505, số 1, tr.155-156.
7. Thái Thanh Lâm, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Khoa, Trần Thị Kim Cúc (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 6/2013 đến 5/2014”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
8. Phạm Võ Phương Thảo (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, Số 1, tập 11/2021, tr.25-26.
9. Mai Thị Thanh Xuân (2016), “Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2016”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 02, Số 01.
10.Berisha, Merita; Hoxha-Gashi, Sanije; Gashi, Musli; Ramadani, Naser (2009), “Maternal Practice on Management of Acute Diarrhea among Children Under Five Years Old in Kosova”, Preventive Medicine Bulletin, 8 (5), pp.369-372.
11.Purwar S, Roy S et al. (2016), “A cross-sectional study on a etiology of diarrhoeal disease, India”, Indian Journal of Medical Microbiology, 34(3), pp.375-379.