NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng động mạch vành cấp là một bệnh cảnh cấp cứu nội khoa nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy độ dày nội trung mạc động mạch cảnh tăng 0,19mm làm tăng 69% nguy cơ bệnh động mạch vành ở phụ nữ và 36% ở nam giới. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát tỷ lệ tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ; 2). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 163 bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp đến khám và điều trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: Ghi nhận có 47,2% là nam và 52,8% là nữ, tuổi trung bình là 68,60 ± 11,31 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp có tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ là 64,4%. Tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ liên quan với giới tính, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng LDL-c và tổn thương động mạch vành (p<0,05). Kết luận: Tổn thương động mạch cảnh liên quan với tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ, hội chứng động mạch vành cấp
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hoàng Tài My, Huỳnh Kim Phượng, Nguyễn Thượng Nghĩa (2018), Mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và điểm số gensini cải tiến ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 22(Số 5), tr.37-43.
3. Agarwala A, Virani S, et al. (2016), Biomarkers and degree of atherosclerosis are independently associated with incident atherosclerotic cardiovascular disease in a primary prevention cohort: The ARIC study. Atherosclerosis, 253, pp.156-163.
4. Alan SG, Dariush M, et al. (2014), Statistical Update Heart Disease and Stroke Statistics-2014 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 129, pp.e28-e292.
5. Chambless LE, Heiss G, et al. (1997), Association of coronary heart disease incidence with carotid arterial wall thickness and major risk factors: The atherosclerosis risk in communities (aric) study, 1987-1993. Am J Epidemiol, 146(6), pp.483-494.
6. Jneid H, Addison D, et al. (2017), 2017 AHA/ACC clinical performance and quality measures for adults with st-elevation and non-st-elevation myocardial infarction: A report of the american college of cardiology/american heart association task force on performance measures. J Am Coll Cardiol, 70(16), pp.2048-2090.
7. Thomas H,Diamond J, et al. (2018), Global Atlas of Cardiovascular Disease 2000-2016: The Path to Prevention and Control. Glob Heart, 13(3), pp.143-163.