TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Phạm Thanh Tuấn1,, Đào Thị Bảo Vi2, Dương Xuân Chữ3
1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
2 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chi phí điều trị hen phế quản chiếm khoảng 5,5-14,5% tổng thu nhập của gia đình người bệnh. Chi phí điều trị hen phế quản mỗi năm theo mức độ kiểm soát của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các loại thuốc được sử dụng và chi phí điều trị cho bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đơn thuốc và các chi phí điều trị trong 142 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ngoại trú trong đợt điều trị hen phế quản có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ thuốc sử dụng: nhóm thuốc dãn phế quản 10,95%, nhóm thuốc corticoid 3,17%, nhóm thuốc phối hợp dãn phế quản và corticoid 40,92%, kháng sinh 3,75%; nhóm thuốc khác bao gồm thuốc kháng dị ứng, thuốc ho, vitamin…41,21%. Chi phí điều trị theo mức độ kiểm soát của bệnh lần lượt là 477.367 đồng, 489.201 đồng, 520.246 đồng, 520.527 đồng. Kết luận: Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ngoại trú đợt hen phế quản có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ sử dụng thuốc dãn phế quản phối hợp corticoid 40,92%, chi phí điều trị được bảo hiểm chi trả theo mức độ kiểm soát của bệnh hen phế quản và theo mức bảo hiểm quy định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thúy Hà (2016), Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016), luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
2. Châu N. Q. (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hen phế quản, Hội Hô hấp Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai. Trung tâm Hô hấp Hà Nội, pp. 1-32.
3. Trần Thị Minh Tâm (2019), Phân Tích chi phí điều trị hen phế quản tại bệnh viện quận Phú Nhuân giai đoạn 2014-2018, Luận án Chuyên Khoa II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Ngọc Bảo Thi (2014), Đánh giá gánh nặng kinh tế trong điều trị hen suyễn tại Việt Nam theo quan điểm của bệnh nhân, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp. 1-94.
5. Bavbek S et al. (2011), "A cost-of-illness study estimating the direct cost per asthma exacerbation in Turkey", Respir Med. 105, pp. 541–548.
6. Eduardo Costa, Rosangela Caetano, Guilherme Loureiro Werneck, Maurício Bregman, Denizar Vianna Araújo, and etal. (2018), Estimated cost of asthma in outpatient treatment: a real-world study. Rev Saude Publica, pp. 1-10.
7. Ehteshami-Afshar S et al. (2016), "The global economic burden of asthma and chronic obstructive pulmonary disease", Int J Tuberc Lung Dis., 20 (1), pp. 11-23.
8. Global Initiative for Asthma (2016), "Global Strategy for asthma management and prevention", GINA, pp. 1-20.
9. Global Strategy for Asthma Management and Prevention, 2019 [home page on the Internet]. Global initiative for asthma; 2019. Available from: https://ginasthma.org/. Accessed September 1, 2019.
10. Ivanova JI et al. (2012), "Effect of asthma exacerbations on health care costs among asthmatic patients with moderate and severe persistent asthma", Allergy Clin Immunol. 129, pp. 1229–1235.
11. de Miguel-Díez J et al. (2014), “National trends in hospital admissions for asthma exacerbations among pediatric and young adult population in Spain (2002-2010)”, Respir Med. 108 (7), pp. 983-991.