NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sức khỏe tâm thần, xã hội. Những tác hại liên quan đến rượu không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến gia đình của họ, những người xung quanh, cộng đồng và toàn xã hội. Các bằng chứng cho thấy rằng tác hại liên quan đến rượu cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội, tổn thất chi phí chăm sóc sức khỏe, thiệt hại tài sản, giảm sản xuất và chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng cai rượu ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nội trú được chẩn đoán hội chứng cai rượu tại bệnh viện Tâm thần Cần Thơ, thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân hội chứng cai rượu là rối loạn thần kinh thực vật (run, vã mồ hôi, mạch nhanh), ảo thị, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trí nhớ với tỷ lệ 100%; cận lâm sàng thường gặp nhất là tình trạng tăng men gan (85,4%), thiếu máu (83,3%) và giảm tiểu cầu (79,2%); kết quả điều trị thành công đạt 87,5%. Kết luận: Các triệu chứng về tâm thần và thần kinh là thường gặp nhất, các cận lâm sàng thể hiện tình trạng bất thường về chức năng gan do tác dụng lâu dài của rượu, kết quả đáp ứng với điều trị hội chứng cai rượu rất cao trừ trường hợp có những bệnh lý đồng mắc nghiêm trọng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng cai rượu, CIWA-Ar
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Khoe (2006), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hội chứng cai rượu”, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ngô Tích Linh (2005), “Rối loạn tâm thần do rượu”, Tâm thần học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.66-72.
4. Đào Trần Thái (1999), “Khảo sát các trường hợp sảng run nhập viện tại trung tâm sức khỏe tâm thần thành phố Hồ Chí Minh từ 1995-1998”, Luận án thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phan Văn Tiếng (2015), “Nhận xét kết quả điều trị sảng rượu bằng Diazepam tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2”, Báo cáo Hội nghị Khoa học Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Nghiên cứu lâm sàng và hiệu quả điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Hà Nội.
7. Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Nam Liên và Phan Lê Thu Hằng (2017), “Niên giám thống kê y tế”, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
8. Kaplan & Sadock's (2021), Synopsis of Psychiatry 12th, pp.624-639.
9. World Health Organization (2014), Global status report on alcohol and health.
10.World Health Organization (2017), Alcohol Policy in the WHO South-East Asia Region: A Report.