NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG SAI KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIA TỐC DI CHUYỂN RĂNG NANH HÀM TRÊN CÓ KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 – 2021

Trương Thị Bích Ngân1,, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu dưới niêm mạc là liệu pháp ít xâm lấn làm tăng tốc độ di chuyển răng và giảm thời gian điều trị chỉnh hình. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam vẫn còn khá ít. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang sai khớp cắn loại I Angle. 2. Đánh giá kết quả gia tốc di chuyển răng nanh hàm trên của huyết tương giàu tiểu cầu trong giai đoạn di xa răng nanh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với thiết kế nửa miệng trên 31 bệnh nhân chỉnh hình tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021, bệnh nhân có nhổ hai răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên ghi nhận đặc điểm lâm sàng, số đo trên phim đo sọ nghiêng và đánh giá gia tốc di xa răng nanh hàm trên của nhóm PRP so với nhóm chứng trong 12 tuần. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mặt thẳng cân xứng (96,8%), mặt nghiêng lồi (64,5%). Phim đo sọ nghiêng: ANB 4,6±2,12(o), SNB 79,0±3,36(o), SN–GoGn 32,8±6,38(o) (p<0,005), U1–NA 7,0±2,84(mm) (p<0,001), L1–NB 8,8±2,8(mm), 32,9±7,01(o) (p<0,05). Tốc độ di chuyển răng nanh ở nhóm PRP nhanh hơn so với nhóm chứng gấp 1,51 lần. Kết luận: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có khả năng làm tăng tốc độ di chuyển răng nanh và có thể áp dụng điều trị cho các trường hợp răng khó di chuyển như răng ngầm, đóng khoảng răng cối và các trường hợp khác trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Tuấn Anh (2017), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thai, chỉ số đầu – mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18 – 25 có khớp cắn binh thường và khuôn mặt hài hòa, Luận án tiến sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Mỹ Huyền (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sang và kết quả điều trị sai lệch khớp cắn loại I Angle ở sinh viên Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn Angle I, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng, Luận án tiến sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Bích Vân (2011), Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle bằng khí cụ cố định, Luận án tiến sĩ Y Học, Học viện quân Y.
5. Ahmed El-Timamy (2020), “Effect of platelet-rich plasma on the rate of orthodontic tooth movement: A split-mouth randomized trial”, Angle Orthodontist, 90(3), 354-361.
6. Emire Aybuke Erdur (2021), “Effect of injectable platelet-rich fibrin (i-PRF) on the rate of tooth movement: A randomized clinical trial”, Angle Orthodontic, 0(0), 00.
7. Eric J. W. Liou (2017), “The development of submucosal injection of platelet rich plasma for acccelerating orthodontic tooth movement and preserveing pressure side alveolar bone”, APOS Trends Orthod, 6(1), 5-11.
8. Gulec A (2017), “Effects of local platelet-rich plasma injection on the rate of orthodontic tooth movement in a rat model: a histomorphometric study”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 151(1), 92-104.
9. Gusti Aju Wahju Ardani (2020), “The correlation between Class I, II, III dental and skeletal malocclusion in ethnic Javanese: A cross sectional study”, Journal of International Oral Health, 12(3), 248-252.
10. Heba A. Seddik (2020), “Evaluation of root length accompanying platelet rich plasma injection as a technique for orthodontic tooth movement acceleration”, ADJ – for Girls, 7(4), 611-620.
11. Hiroko Yasutomi (2006), “Effects of retraction of anterior teeth on horizontal and vertical lip positions in Japanese adults with the bimaxillary dentoalveolar protrusion”, Orthodontic Waves, 65, 141-147.
12. Konstantonis D (2018), “Soft tissue changes following extraction vs. nonextraction orthodontic fixed appliance treatment: A systematic review and meta-analysis”, European Journal of Oral Sciences, 126, 167-179.
13. Kuter Karakasli (2021), “The effect of platelet-rich fibrin (PRF) on maxillary incisor retraction rate”, Angle Orthodontist, 91(2), 213-219.
14. Tran Tuan Anh (2016), “Cephalometric norms for the Vietnamese population”, APOS Trends Orthod, 6(4), 200-204.Trefa M. Ali (2020), “The effect of submucosal injection of plasma rich platelets on the rate of orthodontically induced canine retraction in subject with bimaxillary protrusion”, Sulaimani Dent J, 7(2), 70-80.