NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÂN NẶNG SƠ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SƠ SINH NHẸ CÂN TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cân nặng sơ sinh là một trong những tiêu chí tốt để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và của bé. Trẻ bị thiếu cân gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, đủ cân và thừa cân tại thành phố Trà Vinh năm 2020. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sơ sinh nhẹ cân tại thành phố Trà Vinh năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích thực hiện trên 929 bà mẹ có hộ khẩu thường trú tại thành phố Trà Vinh từ tháng 01/2020 đến 11/2020. Thông tin thu thập qua phỏng vấn người mẹ bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Kết quả: 929 trẻ sơ sinh với 6,4% trẻ sơ sinh nhẹ cân (TSSNC) và 0,9% trẻ sơ sinh thừa cân (TSSTC), cân nặng sơ sinh (CNSS) trung bình là 3071,7±405,5g. Các yếu tố liên quan TSSNC bao gồm: Tuổi mẹ < 18 tuổi (p=0,042), dân tộc Khmer (p=0,000), trình độ học vấn dưới Trung học cơ sở (THCS) (p=0,027), kinh tế gia đình nghèo hoặc cận nghèo (p=0,001), tuổi thai nhi <37 tuần (p=0,000), BMI bà mẹ trước mang thai <18,5kg/m2 (p=0,000), tiền sử sinh con nhẹ cân (p=0,000), số con hiện tại >2 con (p=0,000), khoảng cách giữa 2 lần sinh con <24 tháng (p=0,027), khám thai không đều đặn (p=0,000), tăng cân thai kỳ <10kg (p=0,000), uống viên sắt không đủ (p=0,000), uống sữa không đều đặn (0,016), có tiếp xúc khói thuốc lá (p=0,000), chế độ lao động 3 tháng cuối thai kỳ không giảm (p=0,001). Kết luận: Đề xuất một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng đối với các yếu tố và nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh nhẹ cân phổ biến và đặc thù của tỉnh Trà Vinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cân nặng sơ sinh, sơ sinh nhẹ cân, sơ sinh thừa cân
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thu Nga (2009), Thực trạng cân nặng sơ sinh trên địa bàn nông thôn Phú Thọ. Tạp chí y học thực hành, 670 (8), tr. 6 – 8.
3. Quan Kim Phụng (2016), Tỷ lệ thai to và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Huỳnh Lan Phương (2014), Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến sơ sinh nhẹ cân tại khoa Sản bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Sóc Trăng, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Trần Sophia (2005), Nghiên cứu tỷ lệ, một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thực nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Lâm Đức Tâm (2018), nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố liên quan trẻ sơ sinh nhẹ cân đủ tháng tại bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ năm 2017, Đề tài cơ sở, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Thu Trinh (2016), Cân nặng sơ sinh của trẻ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đa Khoa Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Y học, số 1 (21), NXB Y học Tp. Hồ Chí Minh.
8. José Villar, Leila Cheikh Ismail, Cesar G Victora, et al (2014), International standards for newborn weight, length, and head circumference by gestational age and sex: The Newborn Cross-Sectional Study of the INTERGROWTH-21st Project. Lancet. 384, pp. 857– 868.
9. UNICEF/WHO (2015), Low Birth weight estimates: Levels and trends 2000-2015, UNICEF, New York.
10. World Health Organization (2004), Appropriate body-mass index for Asian population and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet, 363, pp.157–163.