NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: tăng huyết áp ngày càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới, ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 25%. Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: xác định nồng độ, tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ≥40 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,3 tuổi, chiếm tỷ lệ nhiều nhất 42,5% là nhóm tuổi ≥60 tuổi. Nồng độ acid uric máu trung bình 379,4 ±125,4µmol/L ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ≥40 tuổi có tăng acid uric máu khá cao 43,3%. Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát kèm hội chứng chuyển hóa có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không có hội chứng chuyển hóa và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: nồng độ acid uric máu tăng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá thì tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng huyết áp, acid uric
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Y học thực hành, 903 (1), tr 41-43
3. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2006), nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (1), tr 87 - 91.
4. Trần Thị Thùy Linh (2015), nghiên cứu tình hình tăng acid uric huyết thanh và đánh gía kết quả điều trị bằng allopurinol ở người tăng huyết áp trên 40 tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2014-2015, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y dược Cần Thơ.
5. Lê Tự Phương Thúy (2018), Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Kim Uyên, Ngô Văn Truyền (2014), Khảo sát tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Anh Vũ (2014), Giáo trình sau đại học - Tim mạch học, Nhà xuất bản Y học.
8. Benjamin De Becker (2018), Uric acid and hypertension: a focused review and practical recommendations, Journal of Hypertension. 36
9. K.T. Mills, Stefanescu (2020), The global epidemiology of hypertension, Nat Rev Nephrol. 16, pp. 223-237.
10. Michael A.Becker (2005), Febuxostat compared with Allopurinol in Patients with Hyperuricemia and Gout, The New England Journal of Medicine.
11. Valerie Langlois, Douglas J Stewart (2019), Hyperuricemia and Hypertension: Links and Risks, Dovepress. 12, pp. 43-62.
12. Viazzi F, ParodiD, et al (2005), Serum uric acid and target organ damage in primary hypertension, Hypertension, 45, pp. 991-996.
12. Wang J (2014), Hyperuuricemia and risk of incident hypertension: a systematic review and meta-analysis of observational studies, PLoS One. 9, pp. 1-18.