TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC THEO KHUYẾN CÁO HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM NĂM 2022 TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Trần Thị Bích Ngọc1,, Dương Xuân Chữ2, Trần Kim Sơn2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Do đó việc sử dụng thuốc phù hợp theo khuyến cáo để đạt được mục tiêu huyết áp là vấn đề hết sức quan trọng  trong việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa các biến cố tim mạch bất lợi cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát việc sử dụng thuốc phù hợp theo khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 420 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2022 đến năm 2023. Đánh giá sự phù hợp sử dụng thuốc dựa vào khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc đúng theo khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 trong phối hợp hai thuốc và ba thuốc huyết áp là 100%, trong phối hợp hơn ba thuốc huyết áp là 96,9%. Kết luận: Có 99,76% trường hợp bệnh nhân được sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp với khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022. Có 0,24% trường hợp bệnh nhân được sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp không đúng với khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022, đó là trường hợp phối hợp 5 thuốc trong đó có 2 thuốc lợi tiểu thiazid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thái Trân. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ. 2020.
2. Ellmers T. J., Kal E.C. , Richardson J.K. , Young W.R. Short-latency inhibition mitigates the relationship between conscious movement processing and overly cautious gait. Age and ageing. 2021. 50(3), 830-837, https://doi.org/10.1093/ageing/afaa230.
3. Lưu Ngọc Liên, Nguyễn Chí Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hà và cộng sự. Nghiên cứu tính hình và tính hợp lý sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoài ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520(1B), https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3929.
4. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022. 2022.
5. Trương Thị Thùy Dương. Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng. Luận văn Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
6. Trịnh Lệ Trang. Nghiên cứu tình hình phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu năm 2020. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
7. Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Lê Thanh Tâm và cộng sự. Tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (51), 221-228, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i51.334
8. Lee J. H., Kim K. I., Cho M. C. Current status and therapeutic considerations of hypertension in the elderly. Korean J Intern Med. 2019. 34(4), 687-695, DOI: 10.3904/kjim.2019.196
9. Islam C. M. Z., Meshbahur R., Tanjila A., Tania A., Arifa A., et al. Hypertension prevalence and its trend in Bangladesh: evidence from a systematic review and meta-analysis. Clinical Hypertension. 2020. 26(3), 40-58.
10. Unger T., Borghi C., Charchar F., et al. International Society of Hypertension global hypertension practice guidelines Hypertension. 2020. 75(6), 1334-1357.