ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 - 2020

Nguyễn Chí Nguyện, Nguyễn Thành Tấn, Nguyễn Kim Ngân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có nhiều loại tổn thương phần mềm khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp tính đến mạn tính. Liệu pháp hút áp lực âm (HALA) ra đời và đã được triển khai nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được áp dụng ở một số trung tâm lớn và bước đầu cho thấy kết quả rất đáng khích lệ. Tại Cần Thơ, chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Mục tiêu
nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến các tổn thương phần mềm được điều trị bằng phương pháp HALA. (2) Đánh giá hiệu quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị tổn thương phần mềm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, bao gồm 32 bệnh nhân có tổn thương phần mềm ở chi
thể và thân mình được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Sau hút áp lực âm, 100% tổn thương đạt kết quả tốt, 50% tổn thương được khâu da thì 2, 34,4% tổn thương ghép da mỏng, 15,6% tổn thương dùng lân cận. Kết luận: Hút áp lực âm là phương pháp đơn giản dễ làm và đạt hiệu quả tốt. Đây là phương pháp điều trị tiên tiến rút ngắn thời gian lành tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bích Đào (2012), “Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tổn loét khó lành ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng liệu pháp hút áp lực âm”, Y học thực hành, 817(4), tr.98-101.
2. Trần Đoàn Đạo, Lê Nguyễn Diên Minh, Ngô Đức Hiệp (2011), “Đánh giá hiệu quả của máy hút áp lực âm trong điều trị các tổn thương mãn tính kết quả bước đầu”, Y học thảm họa & bỏng, (Số đặc biệt), tr.159-166.
3. Phạm Đăng Nhật, Hồ Mẫn Trường Phú, Lê Thừa Trung Hậu, và cộng sự (2012), Kết quả bước đầu ứng dụng băng hút áp lực âm- chế độ hút chu kỳ trong điều trị tổn thương phần mềm tại Bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, (số đặc biệt), tr.152-157.
4. Hồ Hữu Phước và Nguyễn Thế Anh (2016), “Kết quả điều trị các vết thương – vết bỏng bằng liệu pháp hút áp lực âm tại khoa Ngoại Dã Chiến, Bệnh viện Quân Y 103 từ 8/2013-12/2015”, Tạp chí Y học Thảm Họa và Bỏng, 1, tr.1-4.
5. Nguyễn Ngọc Thân (2020), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2009), “Băng kín và hút chân không- Một liệu pháp mới trong điều trị tổn thương”, Y Dược lâm sàng, (1), tr.1-5.
7. Gillian A. Hawker, Samra Mian, Tetyana Kendzerska, Melissa French (2011), “Measures of Adult Pain”, Arthritis Care & Research, 63(11), pp.240-241.
8. Muhammad Saaiq et al. (2010), “Vacuum Assisted Closure Therapy as A Pretreatment For Split Thickness Skin Grafts”, Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 20(10), pp.675-679.
9. W.D. James T.G. Berger, and D.M. Elston (2011), “Clinical Dermatology”, Andrews’ Diseases of the Skin 11 th edition, pp.10.