NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT CÂY MUỒNG TRÂU (SENNA ALATA)

Trần Duy Hiền1, Võ Thị Thể Hiền2, Nguyễn Thành Đạt2, Lý Hồng Hương Hạ2, Võ Thị Bích Ngọc2, Nguyễn Thị Hạnh2, Tiêu Từ Mẫn2, Huỳnh Lời3,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học quốc tế Hồng Bàng
3 Đại học Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Muồng trâu (Senna alata (L.) Roxb., Fabaceae) là dược liệu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia khác. Nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu này đã được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm vi học, phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật và phân tích thành phần hóa học bằng sắc ký lớp mỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Rễ, thân, lá Muồng trâu được thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh, được tiến hành cắt nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi quang học và mô tả chi tiết. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật theo phương pháp Ciulei. Các chất đã phân lập từ đề tài trước đây được phân tích trên sắc ký lớp mỏng. Kết quả: Các đặc điểm vi phẫu rễ, thân, cuống lá, lá và bột dược liệu lá Muồng trâu được xác định và trình bày chi tiết. Thành phần hóa thực vật có sự hiện diện của chất béo, carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, anthranoid, flavonoid, anthocyanosid, tannin, saponin, chất khử và polyuronid. Sắc ký đồ của các hợp chất được phát hiện dưới UV 254, UV 365 và thuốc thử vanillin – sulfuric. Kết luận: Các đặc điểm vi học, thành phần hóa thực vật và sắc ký lớp mỏng góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu Muồng trâu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, tr. 319-322.
2. Võ Thị Mai Hương (2009), Thành phần hóa sinh và khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Muồng trâu (Cassia alata L.), Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 52(1), tr. 45-52.
3. Huỳnh Kim Yến, Trần Thanh Mến, Nguyễn Trọng Tuân, và cộng sự (2021), Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muống trâu và Mai dương tại Kiên Giang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 226(7), pp. 166-174.
4. Saheli Chatterjee, Sabyasachi Chatterjee and Sikha Dutta (2012), An overview on the ethnophytopathological studies of Cassia alata - an important medicinal plant and the effect of VAM on its growth and productivity, International Journal of Research in Botany, 2(4), pp. 13-19.
5. Ranjanie Dewi, Yuhanis Firza, Mohammed Ali Nashiry, et al. (2019), A review on Cassia alata: Pharmacological, traditional and medicinal aspects, Australian Herbal Insight 2(1), pp. 1-6.
6. Ngo Thi Thuy Duong, Hoang Thi Chinh, Thong Sui Din, et al. (2013), Contribution to the study on chemical constituents from the leaves of Cassia alata L., (Caesalpiniaceae), Science & Technology Development, 18(2), pp. 26-31.
7. Thierry Hennebelle, Bernard Weniger, Henry Joseph, Sevser Sahpaz, et al. (2009), Senna alata, Fitoterapia, 80(1), pp. 385-393.
8. Tran Duy Hien, Nguyen Ngoc Chuong and Huynh Loi (2020), Phytochemical constituents from the leaves of Senna alata (L.) Roxb., Journal of Medicinal Materials, 25(3), pp. 156-161.
9. Onyegeme-Okerenta B. M., Nwosu T. and Wegwu M. O. (2017), Proximate and phytochemical composition of leaf extract of Senna alata (L) Roxb, Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 6(2), pp. 320-326.
10. Srinivasan N. (2018), Pharmacognostical and phytochemical evaluation of Cassia alata Linn, Journal of Medicinal Plants Studies 6(5), pp. 69-77.
11. A. T. J. Ogunkunle and Tonia A. Ladejobi (2006), Ethnobotanical and phytochemical studies on some species of Senna in Nigeria, African Journal of Biotechnology 5(21), pp. 2020-2023.