KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GHÉP DA CÓ KẾT HỢP HÚT ÁP LỰC ÂM TRÊN MẢNH DA GHÉP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Huỳnh Minh Trí1,, Nguyễn Thanh Quân2, Mai Nguyễn Thanh Trúc2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, sau ghép da còn sử dụng nẹp cố định chi thể, gây đau và không thoải mái cho bệnh nhân, đặc biệt ghép da các vùng đầu, cổ, nách, vai, ngực, mông... rất khó để cố định mảnh da ghép. Hút áp lực âm vùng da ghép không sử dụng nẹp cố định sau mổ đã được áp dụng ở nhiều quốc gia vì nó được xem là kỹ thuật an toàn và đáng tin cậy cho mảnh da ghép bám dính và tránh tụ dịch dưới nền ghép. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm ghép da nơi nhận mảnh ghép có kết hợp hút áp lực âm trên mảnh da ghép ở bệnh nhân được mổ ghép da tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân được mổ ghép da tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, từ tháng 01/2019 đến 12/2019. Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm 70,6% và bệnh nhân nữ chiếm 29,4%, tuổi trung bình: 47,68 ± 17,87, cao nhất: 83 và nhỏ nhất:16, bệnh phối hợp: đái tháo đường chiếm tỷ lệ 35,3%; 8,8


%  Gout và 2,94% bệnh lý mạch máu chi dưới. Đa số trương hợp đều được ghép da ở chi trên và chi dưới. Hút áp lực âm sau 5 ngày thay băng lần đầu: cho da ghép bám dính tốt là 79,4%, bám dính trung bình là 20,6% không cần ghép da bổ sung.  Sau ghép da 1 tháng: 97,06% che phủ lành tổn thương tốt. Kết luận: Ghép da có kết hợp hút áp lực âm trên da ghép cho kết quả tốt, mang lại hiệu quả điều trị tốt.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Bình (2007), Bộ môn Mô học và phôi thai học, Bài giảng mô học, Trường Đại học Y Hà nội, NXB Y học, Hà Nội, tr 305-363.
2. Đỗ Văn Dũng (2000), Ứng dụng ghép da dày toàn bộ trong phẫu thuật tạo hình vùng cổ mặt, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Đỗ Văn Dũng (2001), Ứng dụng ghép da dày toàn bộ trong phẫu thuật tạo hình vùng cổ mặt, Tạp chí Phẫu thuật tạo hình, 7(1), tr 20-23.
4. Phạm Đăng Nhựt (2012), Kết quả bước đầu ứng dụng bằng hút áp lực âm - chế độ hút chu kỳ trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Trung ương Huế, tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, tr 152-157.
5. Nguyễn Huy Phan (2000), Bộ môn phẫu thuật tạo hình, Bài giảng Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà nội, NXB Y học, Hà Nội, tr 72-78.
6. Trần Thiết Sơn (2013), Bộ môn phẫu thuật tạo hình, Các vấn đề cơ bản trong phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Phần 1, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr 133-136.
7. Nguyễn Minh Tâm (2009), Nghiên cứu tác dụng của dẫn lưu áp lực âm tự tạo trong ghép da dày toàn lớp kiểu Wolf-Krause, Y học thực hành, số 652+653, tr 239-242.
8. Ajchariya Sarovath (2005), Vacuum-assisted Closure: A Reliable Method to Secure Skin Graft, The Thai Journal of Sugery; 26:32-38.
9. Dong-Hun Lee (2016), Negative Pressure Wound Therapy Applied to a Meshed Split-Thickness Skin Graft, Arch Reconstr Microsurg; 25(2):29-36.
10. Prashant Moon (2018), The Use of Negative Pressure Wound Therapy in Patients with Skin
Grafts and Flaps. JOJ Orthoped Ortho Surg; 1(3): 555-562. 11. Seung Bum Pyo (2017), Vaccum-Assisted Closure Therapy in Split-Thickness Skin Graft on the Wound on the Contours of the Body, J Wound Management Res;13(2):35-39.
12. Stefano Chiummariello (2013), Negative Pressure Dressing in Split Thickness Skin Grafts: Experience with an Alternative Method, Wound; 25(11):324-327.
13. Warren Matthew Rozen (2008), An improved alternative to vacuum-assisted closure (VAC) as a negative pressure dressing in lower limb split skin grafting: A clinical trial, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 61, 334-337.