KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC BAO SAU THỨ PHÁT SAU MỔ PHACO BẰNG LASER YAG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đục bao sau thứ phát sau là biến chứng muộn hay gặp nhất sau phẫu thuật phaco. Về điều trị đục bao sau, cho đến nay thủ thuật mở bao sau bằng laser Nd:YAG vẫn là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị đục bao sau thứ phát sau mổ phaco bằng laser Nd:YAG. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát các hình thái đục bao sau, (2) Đánh giá sự cải thiện thị lực sau thủ thuật laser, (3) Ghi nhận mức năng lượng laser trong điều trị và biến chứng của thủ thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 68 bệnh nhân bị đục bao sau thứ phát độ II-III sau mổ phaco được mở bao sau bằng laser YAG tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01-9/2020. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có 39 bệnh nhân nữ (57,4%) và 29 bệnh nhân nam (42,6%), độ tuổi trung bình là 67,78 ± 9,6 tuổi. Thời gian trung bình từ lúc phẫu thuật phaco đến lúc laser là 3,15 ± 1,31 năm. Hình thái đục bao sau dạng xơ hoá 54,4% gặp nhiều hơn dạng ngọc trai 27,9% và dạng hỗn hợp 17,6%. Thị lực trung bình trước laser 0,26 ± 0,1; thị lực trung bình sau laser 0,67 ± 0,1, duy trì đến tháng thứ 6. Năng lượng laser trung bình 64,5 ± 16,2 mJ. Không gặp biến chứng nguy hiểm. Kết luận: Laser YAG là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhằm phục hồi thị lực ở bệnh nhân bị đục bao sau, bệnh nhân không cần nhập viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đục bao sau, laser YAG, laser mở bao sau
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Hà (2014). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật mở bao sau thể thuỷ tinh bằng laser YAG. Tạp Chí Y-Dược Học Quân Sự, 5, tr.123-234.
3. Ari S, Cingu AK, Sahin A, Cinar Y, Caca I (2012). The effect of Nd:YAG laser posterior capsulotomy on macular thickness, intraocular pressure and visual acuity. Ophthalmic Surg Laser Imaging, 43, pp.395-400.
4. Bhargava R, Kumar P, Prakash A, Chaudhary KP (2012). Estimation of mean ND: YAG laser capsulotomy energy levels for membranous and fibrous posterior capsular opacification. Nepal J Ophthalmol; 4(1):108-13.
5. Robert Edward T. Ang (2013). Incidence, Indications, and Outcomes of Yag Capsulotomy In EyesImplanted with an Accommodating Intraocular Lens. PJO Ophthalmology, Vol 38 No 1.
6. Sambasiva Reddy P (2019). YAG Capsulotomy and Complications. IOSR Journal of Environmental Science, Toxicology and Food Technology (IOSR-JESTFT), Volume 13, Issue 2 Ser. II, p-ISSN:2319-2399.
7. Sellman TR, Lindstrom RL (1998). Effect of a plano-convex posterior chamber lens on capsular opacification from Elchnig pear formation. J cataract Refract Surgery, 14: 68-72.
8. Wormstone IM (2002). Posterior capsular opacification: a cell biological perspective. Experimental Eye Research; 74: 337-347.