KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2021

Vũ Thị Đào1,, Nguyễn Thị Ngọc Ngoan1, Thạch Thị Mỹ Chi1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp là 26,4% và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025. Tại các nước đang phát triển tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật không thể hồi phục. Theo báo cáo của Hội Tim mạch Học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp là 47,3%, trong đó có 31,3% là tăng huyết áp kiểm soát được. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú; Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị với các đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phòng khám tim mạch Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 353 bệnh nhân và phương pháp chọn mẫu thuận tiện, không xác suất. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng 50,1%, thực hành tuân thủ điều trị 48,4%. Có mối liên quan giữ kiến thức của bệnh nhân với nhóm tuổi, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, có mối liên quan thực hành về tuân thủ điều trị với nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh. Kết luận: Với tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng, thực hành về tuân thủ điều trị còn thấp nên cần tăng cường và có biện pháp giáo dục sức khỏe thích hợp, xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp, tuyên truyền sâu rộng kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị bằng nhiều hình thức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hương Giang và cộng sự (2017), Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, (05), tr15-20.
2. Ngô Vương Hoàng Giang và cộng sự (2020), Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2020, Tạp chí Y học dự phòng, (6), tr 35.
3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu trưng vương, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chỉ Minh, (4), tr 148 – 152.
4. Phan Thị Ngọc Hân (2017), Tình hình tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang trong 3 năm (2015 – 2017), Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang.
5. Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018), Khảo sát tình hình tuân thủ trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2018, Tạp chí khoa học – công nghệ Nghệ An, (12), tr. 35 – 39.
6. Đặng Thị Thu Huyền và cộng sự (2018), Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm 2018 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học dự phòng, (4), tr 9.
7. Đào Thị Lan, Đặng Văn Chính (2014), Kiến thức, thái độ và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Dưng Minh Châu tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, (06). tr. 176 - 182
8. Trần Thị Loan (2012), Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên, năm 2012, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2017), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh quảng Ninh năm 2017, Tạp chí khoa học Điều dưỡng, (3), tr 37 – 39.
10. Nguyễn Hải Yến (2012), Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa khám bệnh bệnh viện E năm 2011, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
11. Hyo Yoon Choi (2015), Factors Affecting Adherence to Antihypertensive Medication, Korean J Fam Med, 39(6), pp 325 – 322.
12. Jingjing Pan (2015), Determinants of hypertension treatment adherence among a Chinese population using the therapeutic adherence scale for hypertensive patients, Medicine (Baltimore), 98(27).
13. World Health Organization (2013), World Health Day: A global brief on hypertension. Silent killer, global public health crisis, World Health Organization, pp. 1-36.