KHẢO SÁT NHU CẦU CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ TẠI CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU

Huỳnh Tố Như

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người chăm sóc trong gia đình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc những người bệnh đột quỵ. Họ phải đối mặt với những khó khăn như thiếu sự hỗ trợ các vấn đề về y tế để chăm sóc người bệnh trong lúc đang điều trị tại bệnh viện và sau khi về nhà. Do đó, họ có những nhu cầu nhất định cần được hỗ trợ để chăm sóc tốt hơn cho người bệnh tại các thời điểm khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu cần được hỗ trợ của người chăm sóc cho người bệnh đột quỵ tại ba thời điểm: lúc mới nhập viện, trước khi xuất viện và sau khi xuất viện 1 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người chăm sóc chính cho người bệnh đột quỵ tại khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh, được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Kết quả: Có 80 người chăm sóc được khảo sát. Nhu cầu cần được hỗ trợ của người chăm sóc thay đổi qua 3
thời điểm, tỷ lệ trung bình cao nhất tại thời điểm trước khi xuất viện. Các nhu cầu chiếm tỷ lệ cao là nhu cầu người bệnh được tôn trọng trong quá trình thực hiện điều trị, chăm sóc (97,5%), biết được cách phòng ngừa tái phát (97,5%). Kết luận: Người chăm sóc cho người bệnh đột quỵ có những nhu cầu cần được hỗ trợ tại các thời điểm khác nhau, nhân viên y tế cần quan tâm đến những nhu cầu này để hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ, Ban hành kèm theo Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Lê Thị Hương, Dương Thị Phương (2016), “Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 104 (6), tr.1-8.
3. Nguyễn Thị Thanh Tình, Lê Văn Tuấn, Norwood Susan (2014), “Kiến thức và thái độ của người bệnh trong phòng ng ừa tai biến mạch máu não tái phát”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (2), tr. 71-75.
4. Bakas T., Jessup N. M., McLennon S. M., et al. (2016), “Tracking patterns of needs during a telephone follow-up programme for family caregivers of persons with stroke”, Disabil Rehabil, 38(18), tr.1780-90.
5. Han Y., Liu Y., Zhang X., et al. (2017), “Chinese family caregivers of stroke survivors: Determinants of caregiving burden within the first six months”, J Clin Nurs, 26(23-24), pp.4558-4566.
6. Hayashi Y., Hai H. H., Tai N. A. (2013), “Assessment of the needs of caregivers of stroke patients at state-owned acute-care hospitals in southern Vietnam, 2011”, Prev Chronic Dis, 10, pp.E139.
7. King R. B., Hartke R. J., Lee J., et al. (2013), “The stroke caregiver unmet resource needs scale: development and psychometric testing”, J Neurosci Nurs, 45(6), pp.320-8.
8. Lou S., Carstensen K., Jorgensen C. R., et al. (2017), “Stroke patients' and informal carers' experiences with life after stroke: an overview of qualitative systematic reviews”, Disabil Rehabil, 39(3), pp.301-313.
9. Rohde D., Gaynor E., Large M., et al. (2019), “Stroke survivor cognitive decline and psychological wellbeing of family caregivers five years post-stroke: a cross-sectional analysis”, Top Stroke Rehabil, 26(3), pp.180-186.
10. Tsai P. C., Yip P. K., Tai J. J., et al. (2015), “Needs of family caregivers of stroke patients: a longitudinal study of caregivers' perspectives”, Patient Prefer Adherence, 9, pp.449-57.
11. Yan L. L., Li C., Chen J., et al. (2017), “Stroke”, Cardiovascular, Respiratory, and Related Disorders, rd, et al., Editors, The International Bank for Reconstruction and Development /The World Bank (c) 2017 International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank., Washington (DC).
12. Ezema C. I., Akusoba P. C., Nweke M. C., et al. (2019), “Influence of Post-Stroke Depression on Functional Independence in Activities of Daily Living”, Ethiop J Health Sci, 29(1), pp.841-846