Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dự phòng tái phát cơn đau đầu Migraine bằng Topiramate
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Migraine là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng 14% dân số toàn cầu, chiếm 1/3 gánh nặng bệnh lý thần kinh. Topiramate là một trong những lựa chọn đầu tiên để dự phòng cơn Migraine trên bệnh nhân bởi những lợi ích tối ưu. Do đó, Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cần có thêm nghiên cứu nhằm làm rõ lâm sàng và đánh giá hiệu quả của Topiramate trong điều trị đau đầu Migraine. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh đau đầu Migraine và đánh giá hiệu quả của Topiramate trong điều trị dự phòng cơn Migraine. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp lâm sàng không nhóm chứng 70 bệnh nhân được chẩn đoán đau đầu Migraine. Đối tượng tham gia được đánh giá đặc điểm lâm sàng và điều trị bằng Topiramate khởi đầu 50mg/ngày. Hiệu quả điều trị được xác định khi tần số cơn giảm ≥ 50% sau 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam: 3/1; tuổi trung bình 43,5±12,3; tuổi khởi phát Migraine trung bình 38,9±10,3; số cơn Migraine/28 ngày: 4,7±1,5. Tỷ lệ hiệu quả Topiramate là 86,4%, cụ thể liều Topiramamte 50mg, 100mg, 200mg lần lượt là 40%, 30,5% và 15,9%. Tác dụng phụ chủ yếu của là sụt cân (52,5%), giảm ngon miệng (25,4%), dị cảm (22,1%). Không có tác dụng phụ trầm trọng hoặc tử vong. Kết luận: Migraine chủ yếu ở phụ nữ (75,7%), tuổi trung niên. Topiramate có hiệu quả cao trong điều trị Migraine, chủ yếu ở liều 50mg. Topiramate an toàn và dung nạp tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Migraine, Topiramate, điều trị dự phòng Migraine
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Chương (2013). Nghiên cứu lâm sàng và điều trị Migraine ở người lớn. Tạp chí Y Dược học quân sự, số 2, 107-113.
3. Nguyễn Văn chương và Dương Tạ Hải Ninh (2017). Nhận xét tỷ lệ một số yếu tố kích hoạt cơn đau đầu ở bệnh nhân Migraine. Tạp chí Y – Dược học quân sự, số 2, 100-104.
4. Hans-Christoph Diener, Reto Agosti, Gianni Allais, Paul Bergmans, Gennaro Bussone và cộng sự (2007). Cessation versus continuation of 6-month migraine preventive therapy with topiramate (PROMPT): a randomised, double-blind, placebo-controlled trial. The Lancet Neurology. 6(12), 1054-1062.
5. David W Dodick, Fred Freitag, James Banks, Joel Saper, Jim Xiang và cộng sự (2009). Topiramate versus amitriptyline in migraine prevention: a 26-week, multicenter, randomized, double-blind, double-dummy, parallel-group noninferiority trial in adult migraineurs.Clinical therapeutics. 31(3), 542-559.
6. Chuan Hu, Yixin Zhang và Ge Tan (2021). Advances in topiramate as prophylactic treatment for migraine. Brain and Behavior. 11(10), e2290.
7. Lý Thanh Hùng và Lê Văn Tuấn (2018). Phân loại đau đầu nguyên phát tại phòng khám thần kinh bệnh viện Nguyễn Trãi.Tạp chí nghiên cứu y học -chuyên đề nội khoa phụ bản 22. 01, 179-187.
8. Kai Le, Dafan Yu, Jiamin Wang, Abdoulaye Idriss Ali và Yijing Guo (2017). Is topiramate effective for migraine prevention in patients less than 18 years of age? A meta-analysis of randomized controlled trials.The journal of headache and pain. 18(1), 69.
9. Stephen D Silberstein, Walter Neto, Jennifer Schmitt, David Jacobs và MIGR-001 Study Group (2004),Topiramate in migraine prevention: results of a large controlled trial. Archives of Neurology. 61(4), 490-495.
10. Stephen Silberstein, Richard Lipton, David Dodick, Fred Freitag, Ninan Mathew và cộng sự (2009). Topiramate treatment of chronic migraine: A randomized, placebo‐controlled trial of quality of life and other efficacy measures.Headache:The Journal of Head and Face Pain. 49(8), 1153-1162.
11. Headache Classification Committee of the International Headache Society (2013). The international classification of headache disorders, (beta version) Cephalalgia. 33(9), 629-808.
12. Hui Zheng, Shi-Le Huang, Yao-Yao Chen, Tai-Chun Tang, Di Qin và cộng sự (2020). Effectiveness of botulinum neurotoxin A, topiramate, and acupuncture in preventive treatment of chronic migraine: a network meta-analysis.