Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump <p class="p0">04/10/2015 Ministry of Information and Communications allowed Can Tho journal of medicine and pharmacy to operate (102 /GP-BTTTT)</p> <p class="p0"><strong>07/16/2015 Can Tho journal of medicine and pharmacy is internationally recognized:ISSN 2354-1210</strong></p> <p class="p0"><strong>In 2016, The journal has been included in the list of medical science journals by The State&nbsp;Council for professorship which is awarded a work score of&nbsp;0-0.5 points for a published article.</strong></p> <p class="p0">Can Tho Journal of Medicine and Pharmacy welcome original works that haven&rsquo;t been submitted or published in other medical journals. Posts must contain content related to one of the journal&rsquo;s categories.</p> vi-VN tapchidhydct@ctump.edu.vn (Tạp chí Y Dược học Cần Thơ) hotro@vojs.vn (VOJS) Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA LOÀI ĐAN SÂM - SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE HỌ HOA MÔI (LAMIACEAE) https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2155 Đặt vấn đề: Cây Đan sâm là một thảo dược quý, được dùng để trị các bệnh tim mạch từ hàng trăm năm trong y học cổ truyền nhiều nước, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về giải phẫu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN để góp phần định danh đúng loài Đan sâm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Đan sâm tươi thu thập ở tỉnh Lai Châu được phân tích, mô tả, chụp hình đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, kèm phân tích ADN vùng ITS. Kết quả: Loài Đan sâm được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, kèm dữ liệu giải phẫu và bột vi học. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Đan sâm. Trần Thị Thu Trang, Lý Ngọc Huyền, Nguyễn Đỗ Lâm Điền Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2155 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 HIỆU QUẢ THAY HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI KHOA ICU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2093 Đặt vấn đề: Tăng triglyceride máu là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây viêm tụy. Thay huyết tương là một phương pháp điều trị hiệu quả để giảm nhanh nồng độ triglyceride trong máu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của việc thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu. Phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Nồng độ triglyceride trong máu trước và sau khi thay huyết tương được so sánh. Thang điểm SOFA, Ranson và BISAP đã được thực hiện khi nhập ICU và sau khi thay huyết tương. Kết quả: Từ 2021 đến 2022 có 20 bệnh nhân, nam giới 85%, nữ 15%; tuổi trung bình 38,90 ± 6,7 tuổi. Triglyceride đã giảm từ 20,36 ± 15,99 mmol/L xuống 5,59 ± 2,71 mmol/L trong lần thay huyết tương thứ nhất và xuống còn 2,71 ±1,77 mmol/L sau lần thay huyết tương thứ hai (p <0,001). Thời gian nằm viện ICU trung bình là 4 ± 2,2 ngày. Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện là 0%. Điểm SOFA giảm từ 7 ± 1,5 điểm khi nhập viện xuống 2,29 ± 0,8 điểm khi chuyển trại (p <0,001). Điểm BISAP khi nhập viện là 3,15 ± 0,9 điểm và 2,9 ±0,8 khi chuyển trại (p <0,001). Tiêu chí Ranson là 3,15 ± 0,7 điểm khi nhập viện và 1,8 ± 0,6 khi chuyển khoa (p <0,001). Kết luận: Thay huyết tương điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride là phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng và an toàn. Đồng thời phương pháp này còn cải thiện đáng kể kết quả lâm sàng của bệnh nhân. Phạm Ngọc Kiếu Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2093 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 TỈ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI XÃ PHƯỚC HẢI, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2146 Đặt vấn đề: Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu, vì có tỉ lệ mắc cao trong cộng đồng và đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở người dân tộc Chăm, vì vậy nghiên cứu này nhằm giúp địa phương thay đổi tỉ lệ tăng huyết áp và góp phần vào việc phòng bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Chăm tại xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 300 người dân tộc Chăm từ 18 tuổi trở lên tại xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Chọn mẫu theo phương pháp hệ thống tỉ lệ 1:5 và phỏng vấn theo bộ câu hỏi dựa trên công cụ STEPS tiếng Việt của WHO. Kết quả: Tỉ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc Chăm là 23,7%, tuy nhiên chỉ có 66,2% đang sử dụng thuốc để điều trị. Phân tích đa biến ghi nhận một số yếu tố liên quan với tăng huyết áp bao gồm nhóm tuổi và chỉ số BMI, cụ thể nhóm tuổi 45 – 59 có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 1,93 lần so với nhóm tuổi 18 – 29. Kết luận: Tăng huyết áp đang có xu hướng gia tăng trên người dân tộc Chăm. Châu Thiện Thanh, Lê Thị Diễm Trinh, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Duy Quang Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2146 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC CỦA CẮT LỚP VI TÍNH 160 LÁT CẮT Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TẠI AN GIANG TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2077 Đặt vấn đề: Bệnh lý mạch vành là nguyên nhân chính gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim. Việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành và can thiệp kịp thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, nhồi máu cơ tim, đồng thời giúp giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cắt lớp vi tính 160 lát của bệnh động mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang năm 2022 đến năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân có bệnh động mạch vành mạn được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch vành thông qua hình ảnh học cát lớp vi tính 160 lát cắt và được đánh giá lại thông qua hình ảnh chụp mạch vành xuyên qua da. Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường lần lượt là 77,1%, 66,2% và 28,7%. Có 27,4% bệnh nhân có thói quen uống rượu và 27,4% hút thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân có nhịp tim ≥70 lần/phút trước chụp cắt lớp vi tính là 5,7%. Về đặc điểm hình thái học, tỷ lệ bệnh nhân có điểm vôi hóa mạch vành theo Agatston là 0, 1-99 và 100-399 lần lượt là 23,3%, 21,2% và 55,5%. Số nhánh mạch vành hẹp là 326 nhánh trên 157 bệnh nhân. Trong đó, 30,1% hẹp nhánh RCA, 7,7% hẹp nhánh LM, 39,2% hẹp nhánh LAD và 23% hẹp nhánh LCX. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng phổ biến nhất ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang là đau thắt ngực. Tổn thương động mạch vành thường gặp nhất ở nhánh LAD chiếm 39,2%. Mức độ hẹp động mạch vành ≥50% là trên 80%. Lê Tấn Đạt, Huỳnh Minh Phú Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2077 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 12 - 24 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2019 Đặt vấn đề: Tiêm chủng mở rộng là biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhất trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức, thực hành đúng về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. (2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức, thực hành của người mẹ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 495 bà mẹ có con từ 12-24 tháng tuổi tại huyện Thới Bình và con của các bà mẹ này theo phương pháp chọn mẫu cụm, thực hiện qua 02 giai đoạn: đầu tiên chọn 05/12 xã, sau đó mỗi xã chọn ngẫu nhiên 99 trẻ và mẹ của trẻ để thu thập thông tin. Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 81,4%; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch 42,7%; tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về tiêm chủng là 64,8%; thực hành chung đúng về tiêm chủng là 61,6%. Các yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ của trẻ và kiến thức, thực hành của mẹ là học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình và lợi ích của tiêm chủng đầy đủ (p≤0,05). Kết luận: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ và kiến thức, thực hành về tiêm chủng của bà mẹ còn khá thấp, do đó cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao hiểu biết của người dân về tiêm chủng và đưa trẻ đến tiêm đúng lịch, góp nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chương trình tiêm chủng. Trần Trường Giang, Nguyễn Quan Phú, Nguyễn Văn Đọc, Phạm Thị Tâm Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2019 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG SAU NHIỄM COVID- 19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỪ 5 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI CÀ MAU NĂM 2022 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1993 Đặt vấn đề: Bệnh vi rút corona 19 (COVID-19) ở trẻ em hầu hết khỏi sau 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng kéo dài hàng tháng và có liên quan đến hội chứng sau nhiễm COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 của trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. 2) Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 với một số yếu tố ở trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 460 trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện khám lâm sàng, phỏng vấn trẻ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp, bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID19 ở trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là 42,83%. Tỷ lệ mắc ở trẻ gái là 49,54%, trẻ trai là 36,78%. Những trẻ nhập viện khi mắc COVID-19 có tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 cao hơn so với nhóm không nhập viện với các tỷ lệ lần lượt là 72,97% so với 40,19%. Ngược lại, những trẻ dưới 10 tuổi, có thời gian sau nhiễm COVID-19 trên 6 tháng, tiêm ngừa COVID-19 trước khi mắc COVID-19, có tỷ lệ mắc thấp hơn so với nhóm còn lại với các tỷ lệ tương ứng 38,85% so với 51,37%; 35,84% so với 49,57% và 31,36% so với 46,78%. Kết luận: Tỷ lệ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi là 42,83%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc là trẻ gái, nhập viện khi mắc COVID-19, các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh là nhóm tuổi dưới 10, thời gian khỏi bệnh trên 6 tháng, đã tiêm ngừa COVID-19. Huỳnh Ngọc Linh, Nguyễn Thể Tần, Lê Thị Minh Thư, Nguyễn Tú Loan Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1993 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ TRUNG HẠN KỸ THUẬT ĐẶT STENT DẪN LƯU NANG GIẢ TỤY - DẠ DÀY QUA NỘI SOI DẠ DÀY TÁ TRÀNG https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1900 Đặt vấn đề: Phương pháp dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi dạ dày tá tràng được xem là phương pháp hiệu quả và tránh được những biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thành công, thất bại và biến chứng sớm của kỹ thuật đặt stent dẫn lưu nang giả tụy - dạ dày qua nội soi dạ dày tá tràng; xác định thời điểm rút stent, tỉ lệ biến chứng và tử vong trong vòng 6 tháng sau đặt stent dẫn lưu nang giả tụy - dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy và được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu qua nội soi dạ dày tá - tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2018 đến 01/01/2021 (3 năm). Kết quả: Trong thời gian 3 năm chúng tôi can thiệp cho 55 bệnh nhân nang giả tụy bằng phương pháp can thiệp dẫn lưu qua nội soi dạ dày tá tràng. Tỉ lệ nam/nữ 5,11/1; tuổi trung bình là 41 ± 15,4 tuổi. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật là 96,4%, tỉ lệ đặt stent thất bại là 3,6% (2 bệnh nhân không đặt được stent); thời gian rút stent trung bình là 4,96 ± 4,01 tháng; tỉ lệ biến chứng sớm sau đặt stent là 5,7% (3/53 bệnh nhân), trong đó có 1 trường hợp xuất huyết tiêu hoá (1,9%) và 2 trường hợp (3,8%) biến chứng nhiễm trùng. Theo dõi trong thời gian 6 tháng, chúng tôi ghi nhận: tỉ lệ nang giả tụy thoái lui hoàn toàn là 94,3%; tỉ lệ biến chứng là 5,7%, trong đó có 1 trường hợp áp-xe tụy và 2 trường hợp (3,9%) tái phát sau 3 tháng rút stent; tỉ lệ tử vong trong vòng 6 tháng là 0%. Kết luận: Kỹ thuật dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi dạ dày - tá tràng có tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ tai biến thấp. Đây là một phương pháp khả thi và hiệu quả. Sơn Hạnh Phúc, Võ Tấn Lực, Hoàng Tuấn Vũ, Đỗ Đình Công, Phan Minh Trí Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1900 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI NHÀ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2297 Đặt vấn đề: Sự già hóa của dân số Việt Nam đang diễn ra ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về nhận thức và kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình liên quan đến việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Mục tiêu nghiên cứu: Khám phá kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi của họ tại nhà. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hai mươi người chăm sóc gia đình đã tham gia vào nghiên cứu này. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận mô tả định tính, cùng với các cuộc phỏng vấn sâu, được cấu trúc hóa để thu thập thông tin về kinh nghiệm của những người chăm sóc gia đình. Tất cả các bảng phỏng vấn và ghi chú hiện trường đã được phân tích để xác định các mã dữ liệu, chủ đề phụ và chủ đề chính. Kết quả: Nghiên cứu khám phá được 6 chủ đề chính: (1) vai trò của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi, (2) cuộc sống thay đổi khi trở thành người chăm sóc gia đình, (3) thiếu nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, (4) động lực của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người lớn tuổi, (5) cảm xúc của những người chăm sóc gia đình thường trải qua và (6) chiến lược đối phó khi chăm sóc. Kết luận: Kết quả nghiên cứu giúp nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Đồng thời giúp nhà giáo dục thiết kế chương trình và dịch vụ hỗ trợ người chăm sóc gia đình, đào tạo điều dưỡng và sinh viên điều dưỡng trong việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Lê Quốc Dũng, Lê Thị Minh Tâm, Trần Thị Thanh Trúc Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2297 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SAI KHỚP CẮN HẠNG III XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐANG TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG FACEMASK https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1771 Đặt vấn đề: Sai khớp cắn hạng III được xem là một trong những vấn đề chỉnh hình răng hàm mặt phức tạp nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sai khớp cắn hạng III xương ở trẻ em Việt Nam vẫn còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng sai khớp cắn hạng III xương do hàm trên kém phát triển ở những bệnh nhân đang tăng trưởng được điều trị bằng khí cụ facemask. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 31 bệnh nhân 7-12 tuổi, được chẩn đoán sai khớp cắn hạng III xương do hàm trên kém phát triển và được điều trị bằng khí cụ facemask. Các đặc điểm lâm sàng được thu thập và phân tích. Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Đa số bệnh nhân có kiểu mặt trung bình hoặc ngắn (80,6%) với góc mặt phẳng hàm dưới phẳng hoặc trung bình (77,4%). Bệnh nhân có khớp cắn hạng III theo Angle chiếm tỉ lệ cao (77,4%). Toàn bộ bệnh nhân có cắn ngược vùng răng trước với độ cắn chìa có giá trị trung vị là -2 mm, đặc biệt ghi nhận 2 bệnh nhân (chiếm 6,5%) có độ cắn phủ âm là những bệnh nhân cắn hở. Kết luận: Các bệnh nhân sai khớp cắn hạng III xương điều trị với khí cụ facemask có kiểu mặt trung bình hoặc ngắn với góc mặt phẳng hàm dưới phẳng hoặc trung bình và toàn bộ có độ cắn chìa âm. Lý Khả Thanh, Lê Nguyên Lâm, Mã Ngọc Hạnh, Trịnh Hoàng Dương, Huỳnh Anh Khoa, Đỗ Thị Thảo Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1771 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 TÌNH HÌNH XỔ GIUN ĐỊNH KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1927 Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, hoạt động phòng chống giun sán đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun sán vẫn còn cao và vấn đề xổ giun định kỳ chưa được xem trọng tại một số địa phương. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xổ giun định kỳ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc xổ giun ở học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 674 học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở trong một năm qua là 57,1%. Có 66,0% học sinh có kiến thức chung đúng về xổ giun định kỳ. Các học sinh thực hiện xổ giun chủ yếu tại trường (60,2%) và tại nhà (36,5%). Lý do không thực hiện xổ giun đa số là do chưa biết về xổ giun định kỳ (30,6%) và không quan tâm (29,5%). Kết quả phân tích đa biến cho thấy có có mối liên quan giữa là người sống cùng là cha mẹ (OR=2,29; p=0,013) và tình trạng kiến thức về xổ giun định kỳ (OR=3,7; p<0,001) và tình hình xổ giun định kỳ. Kết luận: Tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở tương đối thấp. Cần tăng cường các hoạt động nâng cao kiến thức và thực hành về dự phòng nhiễm giun và xổ giun qua đó đáp ứng được các mục tiêu chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Lê Hoàng Hiếu, Lê Minh Hữu, Lâm Nhựt Anh, Nguyễn Dương Mỹ Trinh, Khưu Quang Hiệp, Lê Hữu Diễm Trinh, Mai Thị Tú Trinh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1927 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI MỘT KHOA ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2005 Đặt vấn đề: Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug Related Problems – DRP) có thể xảy ra gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh, tốn kém chi phí và thất bại trong điều trị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là một trong số những nhóm thuốc dễ xảy ra DRP nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc NSAID và xác định tỷ lệ DRP của NSAID tại một khoa điều trị của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 hồ sơ bệnh án điều trị nội trú của bệnh nhân có sử dụng NSAID tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 09/2022 đến 02/2023. Kết quả: Tỷ lệ nam giới trong mẫu nghiên cứu cao hơn so với nữ (57,5%). Đa số bệnh nhân ở nhóm tuổi <60 tuổi (69,7%). Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 6 ± 3,3 ngày. Diclofenac có tỷ lệ sử dụng cao nhất (86,5%) và thấp nhất là meloxicam (0,8%). Tỷ lệ sử dụng NSAID theo đường tiêm là 44,4% và đường uống là 55,6%. Tỷ lệ hồ sơ bệnh án có DRP là 19,7%, số DRP trung bình/bệnh án là 1,7. DRP về tương tác giữa NSAID và thuốc khác chiếm tỷ lệ cao nhất (48,2%) và tỷ lệ thấp nhất là việc điều trị chưa có biện pháp dự phòng đầy đủ (2,4%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các DRP của NSAID vẫn xuất hiện với một tỷ lệ nhất định, việc xác định loại DRP có thể giúp triển khai các biện pháp phòng tránh trong tương lai. Trần Cẩm Tiên, Võ Quang Lộc Duyên, Dương Xuân Chữ Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2005 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY TRONG PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN CỦA SINH VIÊN THUỘC KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2136 Đặt vấn đề: Vệ sinh tay là một biện pháp đơn giản, ít tốn kém, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả trong phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn lây lan. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về vệ sinh tay thường quy trong phòng chống nhiễm khuẩn của sinh viên thuộc Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về vệ sinh tay thường quy trong phòng chống nhiễm khuẩn của sinh viên thuộc Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng câu hỏi tự điền ở sinh viên thuộc khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng 70,5%, một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng bao gồm năm học (p<0,001), ngành học (p<0,001), hình thức biết vệ sinh tay qua gia đình và người thân (p=0,01), tự tìm hiểu qua sách vở (p = 0,024), qua giờ thực hành và lý thuyết tại trường và bệnh viện (p<0,001), bạn bè (p = 0,042), qua kênh truyền thông (p=0,003). Kết luận: Kiến thức chung đúng về vệ sinh tay thường quy của sinh viên khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn hạn chế. Sinh viên cần tự giác nâng cao và bổ sung kiến thức về vệ sinh tay thường quy cùng với sự giúp đỡ từ nhà trường. Nguyễn Thị Thu Thủy, Vương Tú Uyên, Lý Phi Hưng, Hồ Tú Mi, Nguyễn Nhựt Trường, Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thanh Thảo Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2136 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VIỆC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2142 Đặt vấn đề: Hiểu biết về kiến thức sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp là mối quan tâm của nhiều sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên khoa Răng Hàm Mặt các năm đầu. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Đánh giá kiến thức về các sản phẩm chăm sóc răng miệng của sinh viên Răng Hàm Mặt ba năm đầu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ niên khóa 2022 – 2023. 2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng của sinh viên Răng Hàm Mặt ba năm đầu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ niên khóa 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, với 400 sinh viên ba năm đầu niên khóa 2022 – 2023 khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các thông tin được thu thập qua phỏng vấn bằng biểu mẫu khảo sát gửi qua tài khoản email cá nhân. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng ở mức trung bình tương đối cao là 54,5% sinh viên. Sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các sinh viên đạt mức độ kiến thức tốt với 63%. Về khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan, nhóm yếu tố mang tính thương mại có tác động nhiều đến lựa chọn sử dụng sản phẩm của các sinh viên. Kết luận: Đa số các sinh viên có kiến thức cơ bản nhưng chưa thật sự nắm vững về các sản phẩm chăm sóc răng miệng thông dụng. Các yếu tố chủ yếu chi phối việc lựa chọn sản phẩm của các sinh viên là nhóm mang tính thương mại. Lê Thanh Ngân, Nguyễn Đình Nam Hưng, Nguyễn Hải Yến Phương, Lê Thị Cẩm Tiên, Phan Nguyễn Hải Trân, Biện Thị Bích Ngân Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2142 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BIẾN CHỨNG NÃO CẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2207 Đặt vấn đề: Các biến chứng não cấp là các biến chứng nguy hiểm, làm nặng nề thêm tình trạng đột quỵ não, kéo dài thời gian nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ biến chứng não cấp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 76 đối tượng bệnh nhân nhồi máu não. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đánh giá thang điểm NIHSS và chụp CTScan sọ não. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng não cấp chung là 46,05% trong đó biến chứng chuyển dạng xuất huyết, động kinh và phù não có tỷ lệ lần lượt là 15,8%, 3,9% và 38,2%. Trong số bệnh nhân có biến chứng chuyển dạng xuất huyết thì có 3 bệnh nhân là có triệu chứng chiếm tỷ lệ là 3,9%. Có sự liên quan giữa phân nhóm điểm NIHSS lúc nhập viện và biến chứng não cấp. Cụ thể, ở nhóm bệnh nhân có điểm NIHSS lúc nhập viện là từ 5 trở lên thì tỷ lệ xuất hiện các biến chứng não cấp là cao hơn, và sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê với p <0,001. Kết luận: Các biến chứng não cấp chiếm tỷ lệ tương đối cao sau nhồi máu não và có mối liên quan với điểm NIHSS lúc nhập viện. Nguyễn Vũ Hiền, Nguyễn Thanh Tân, Ngô Hoàng Toàn, Đặng Duy Thanh, Lê Văn Minh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2207 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 TỶ LỆ SUY MÒN PROTEIN NĂNG LƯỢNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2171 Đặt vấn đề: Hội chứng suy mòn protein năng lượng (PEW) đang ngày càng gia tăng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC), nó ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ tử vong, hoạt động chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy mòn protein năng lượng và khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 329 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn mắc hội chứng suy mòn protein năng lượng là 31,9%. Nhóm BMI, SGA, số bệnh đồng mắc, mức độ tăng cân giữa 2 lần lọc máu có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng PEW trong phân tích đơn biến. Trên mô hình hồi quy logistic đa biến, số bệnh đồng mắc, SGA, BMI, tăng cân giữa 2 lần lọc máu ≥5% có liên quan độc lập đến hội chứng PEW. Trong đó, BMI có liên quan nghịch với PEW. Kết luận: Hội chứng PEW ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ chiếm tỷ lệ cao, thường xảy ra ở bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc, tăng cân giữa 2 lần lọc máu ≥5%, có tình trạng dinh dưỡng kém theo SGA, BMI thấp. Mai Huỳnh Ngọc Tân, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, Lê Quốc Việt, Võ Thị Kim Thi, Trần Ngọc Hồ Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2171 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH DẠI CỦA NGƯỜI DÂN CÓ NUÔI CHÓ MÈO TẠI QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2203 Đặt vấn đề: Bệnh dại là một vấn đề y tế đang được cộng đồng quan tâm. Bệnh có diễn tiến nặng và tỷ lệ tử vong gần như 100% khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, gây ra những thiệt hại lớn về người và vật chất. Trên toàn cầu, gánh nặng kinh tế do bệnh dại lây truyền qua chó ước tính lên tới 8,6 tỷ USD mỗi năm, bên cạnh đó là những tổn thương tâm lý không thể tính toán cho cá nhân và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng bênh dại và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh dại của người dân có nuôi chó mèo tại quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 436 người dân từ 18 – 60 tuổi có nuôi chó mèo tại quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ người được phỏng vấn có kiến thức và thực hành chung đúng về phòng bệnh dại lần lượt là 43,6% và 86,7%. Qua phân tích ghi nhận một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng gồm nhóm tuổi (OR=2,45, Cl 95% (1,64 - 3,65), p<0,001), trình độ học vấn (OR=4,59, Cl 95% (2,96 - 7,13), p<0,001), nghề nghiệp (OR=4,56, Cl 95% (2,40 - 8,65), p<0,001), các yếu tố liên quan đến thực hành chung đúng gồm nhóm tuổi (OR= 2,35, Cl 95% (1,20 - 4,60), p=0,01), trình độ học vấn (OR=4,33, Cl 95% (1,81 – 10,3), p<0,001), nghề nghiệp (OR= 1,9, Cl 95% (1,28 - 70,05), p=0,009) với p<0,05. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh dại ở người dân có nuôi chó mèo còn thấp và chưa đầy đủ. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, các biện pháp phòng chống và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh dại. Kinh Thị Mỹ Dung, Diệp Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Trúc Ly, Trượng Thị Ánh Lệ, Ngô Minh Khôi, Phan Thị Trung Ngọc, Trần Tú Nguyệt Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2203 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NIỆU DÒNG ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG THUỐC TAMSULOSIN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2263 Đặt vấn đề: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lí phổ biến ở nam giới lớn tuổi và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nên vấn đề chẩn đoán và điều trị sớm được quan tâm rất nhiều, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm niệu dòng đồ và đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc Tamsulosin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm niệu dòng đồ và đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc Tamsulosin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 67 bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, điều trị bằng thuốc Tamsulosin từ 01/01/2023 Đến tháng 31/08/2023 tại phòng khám Niệu bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: tuổi trung bình 77,43 ± 10,31 tuổi, lý do vào viện thường gặp là tiểu khó chiếm 37,31%, trước điều trị điểm IPSS trung bình là 19,63 ± 6,895, điểm QoL trung bình là 4,73 ± 0,975, Qmax trung bình là 7,8 ± 1,26 ml/s, trọng lượng u phì đại trung bình là 47,95 ± 19,281gram, nồng độ PSA trung bình là 10,441 ± 6,9996ng/ml. Kết quả điều trị: sau khi sử dụng thuốc 4 tuần điểm IPSS trung bình là 10,95±5,696, chênh lệch 8,68 điểm, điểm QoL trung bình là 2,83±1,046, chênh lệch 1,90 điểm, Qmax trung bình là 17,52 ± 1,79 ml/s, tác dụng phụ có 4,48% chóng mặt, 2,99% đau đầu, 4,48% hạ huyết áp tư thế, 1,49% khó chịu. Kết luận: Điều trị sớm tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng Tamsulosin đạt kết quả điều trị cao, triệu chứng lâm sàng, chất lượng cuộc sống cải thiện tốt. Quách Võ Tấn Phát, Trần Huỳnh Tuấn, Nguyễn Trung Hiếu, Lê Quang Trung, Lê Thanh Bình Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2263 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1832 Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ ở sinh viên y khoa dẫn đến những ảnh hưởng xấu về kết quả học tập, sức khỏe tổng thể, thậm chí là phạm phải sai sót y tế và sự an toàn của bệnh nhân. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ đối với sinh viên y khoa là điều cần thiết vì nó có tác động rõ ràng đến sức khỏe tâm thần, mức độ căng thẳng và chăm sóc bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 1200 sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua thang đo PSQI (tốt: ≤ 5 điểm, kém: > 5 điểm). Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên như học tập, đặc điểm gia đình, hành vi nguy cơ sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm thần, yếu tố bên ngoài. Kết quả: Có 68,6% sinh viên có điểm PSQI>5. Chất lượng giấc ngủ liên quan đến giới tính, ngành học, 3 ca học, vệ sinh giấc ngủ, chất lượng chỗ ngủ, ánh sáng, tiếng ồn (p<0,05). Kết luận: Chất lượng giấc ngủ của sinh viên còn chưa tốt, do vậy cần nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của giấc ngủ. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Võ Trang Hiền Muội, Trần Khả Vi, Nguyễn Thị Hạnh Vy, Nguyễn Thuý Vy, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Tấn Đạt Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1832 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐAU ĐẦU DẠNG CĂNG THẲNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1764 Đặt vấn đề: Đau đầu dạng căng thẳng được biết đến là đau đầu nguyên phát thường gặp nhất, có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh cuộc sống của một người bao gồm công việc, trường học và gia đình. Việc nhận biết, chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp nhằm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến bệnh nhận. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố khởi phát và kết quả điều trị của bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong thời gian từ tháng 12/2022 tới tháng 06/2023 được khảo sát các đặc điểm lâm sàng, các yếu tố khởi phát và theo dõi điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 46,51±16,38, bệnh nhân nữ chiếm 63,1%, với tỉ lệ nam/nữ là 1/1,7, bệnh nhân sống ở thành thị chiếm tỉ lệ 46,2%, Thời điểm khởi phát đau thường là buổi trưa (50,8%). Vị trí đau phổ biến là vùng trán (58,5%), mức độ đau từ nhẹ tới trung bình (92,3%). Yếu tố khởi phát thường gặp là mất ngủ (40%). Điều trị bằng thuốc giảm đau đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc chống trầm cảm, an thần-giảm lo âu, dãn cơ giúp cải thiện về lâm sàng được đánh giá qua thang điểm NRS. Kết luận: Đau đầu dạng căng thẳng có liên quan tới tuổi, giới tính. Ngoài các thuốc giảm đau đơn thuần, các thuốc chống trầm cảm, an thần-giảm lo âu, dãn cơ cũng mang lại lợi ích về mặt lâm sàng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bùi Minh Hiếu, Lương Thanh Điền, Lý Ngọc Tú Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1764 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA CÁC ĐỘI HÌNH TÌNH NGUYỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2023 Đặt vấn đề: Dịch bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 là dịch bệnh nguy hiểm, gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và nền kinh tế trên toàn thế giới. Trong quá trình cả nước ta chống dịch đã có rất nhiều sinh viên tình nguyện cùng tham gia. Để quá trình chống dịch an toàn và hiệu quả việc trang bị các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cho sinh viên là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cần thiết của sinh viên khi tham gia phòng chống đại dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả qua 385 sinh viên từng tham gia đội hình chống dịch COVID-19 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Sau khi chọn mẫu từ khung mẫu tiến hành thu thập số liệu qua Google form và bộ câu hỏi tự điền, số liệu thu thập được nhập liệu trên Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Sinh viên cho rằng kỹ năng giao tiếp là cần thiết chiếm 99,7%, kỹ năng giải quyết vấn đề mới là cần thiết chiếm 97,9% và làm việc nhóm là cần thiết chiếm 99,2%. Tỷ lệ sinh viên đồng ý trong quá trình tình nguyện chống dịch COVID-19 cần có các kỹ năng: mặc và tháo đồ phòng hộ cá nhân 99%, truy vết 97,4%, hỏi bệnh 96,6%, rửa tay thường quy 95,8%, khám sàng lọc 95,3%, phân loại rác thải 94,5%, lấy mẫu dịch tỵ hầu 94%, tiêm chích 91,7%, xử lý sốc sau tiêm 90,4%, bảo quản bệnh phẩm nghi nhiễm 89,9%, ngoáy dịch họng 88,1%, xử lý rác thải 85,7%, thủ thuật 81,8% và thăm khám 73,2%. Kết luận: Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn rất cần thiết cho sinh viên trong quá trình tham gia chống dịch. Huỳnh Trần Ngọc Hân, Lương Thoại Anh, Lê Thị Hồng Đào, Nguyễn Tấn Sang, Trần Văn Nhân Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2023 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 TỶ LỆ TÉ NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI CÓ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2147 Đặt vấn đề: Té ngã là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở người lớn tuổi. Té ngã ở những người mắc tăng huyết áp càng là vấn đề nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ té ngã trên người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan té ngã ở người cao tuổi tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 230 người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang sinh sống tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ té ngã chiếm 18,3%; Các yếu tố liên quan đến té ngã: những người mắc nhiều hơn 3 bệnh có tỷ lệ té ngã cao hơn so với nhóm không mắc bệnh; Những người mắc bệnh đái tháo đường, cơ xương khớp, giảm thị lực, rối loạn cảm giác bàn chân, rối loạn thăng bằng cơ thể, tâm lý lo sợ té ngã có tỷ lệ té ngã cao hơn so với nhóm không mắc bệnh (với p<0,005). Kết luận: Tỷ lệ té ngã ở người cao tuổi có mắc bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao, cao hơn so với các báo cáo của cơ sở y tế. Té ngã sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến tàn tật ở người cao tuổi. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp hỗ trợ, phát triển bộ công cụ đánh giá nguy cơ té ngã để ngăn ngừa và dự phòng té ngã ở người cao tuổi. Nguyễn Lê Ngọc Giàu, Phan Thị Trung Ngọc, Nguyễn Văn Đối, Nguyễn Thị Kiều Lan, Nguyễn Minh Trung , Lâm Thị Kim Thoa, Nguyễn Vủ Trường Giang Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2147 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2137 Đặt vấn đề: Kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy đa số sinh viên Điều dưỡng đều gặp khó khăn về tâm lý trong hoạt động học tập. Các vấn đề khó khăn này ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động học tập của sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023 và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 149 sinh viên ngành điều dưỡng năm 2, 3, 4 của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023 đã tham gia thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Các vấn đề khó khăn về tâm lý trong học tập được đánh giá bằng thang đo Perceived Stress Scale PSS của Sheu và cộng sự (1997). Kết quả: 69,8% sinh viên Điều dưỡng có khó khăn tâm lý trong học tập ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 1,89±0,54. Giới tính có liên quan đến điểm trung bình các vấn đề khó khăn về tâm lí trong học tập (t=-2,424, p= 0,041). Kết luận: Đa số sinh viên Điều dưỡng có khó khăn tâm lý trong học tập. Nhà trường cần tiếp tục chú ý tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý cho sinh viên. Hồ Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Tuyết Nhi, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Minh Nhường, Nguyễn Hồng Ngọc, Phạm Thị Bé Kiều Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2137 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG CẦN HỖ TRỢ OXY Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2239 Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1; 2. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 78 trẻ viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ em chủ yếu gặp ở nhóm trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi (chiếm 65,4%), nam chiếm 58,9%. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm ho (100%), sốt (66,7%), rút lõm lồng ngực (100%) và phổi ran ẩm/nổ (98,7%). Tất cả các trẻ đều có suy hô hấp từ độ 2 trở lên, được điều trị kháng sinh ban đầu chủ yếu là nhóm C3G với 71,8%. Tuy nhiên, tỉ lệ không đáp ứng khá cao (70,5%), cần phải đổi/thêm kháng sinh. Sau thời gian điều trị với trung vị là 10 ngày thì tất cả các trường hợp đều ghi nhận khỏi bệnh, xuất viện. Kết luận: Bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy chủ yếu gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi với tỉ lệ không đáp ứng kháng sinh điều trị ban đầu khá cao. Tuy nhiên sau khi được thêm/đổi kháng sinh thích hợp, tất cả các ca bệnh đều khỏi bệnh, xuất viện. Ngô Chí Quang, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Bùi Quang Nghĩa, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Thúy Duy, Võ Văn Thi Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2239 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2264 Đặt vấn đề: Suy thận mạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ theo thang điểm KDQOL-36. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 336 đối tượng suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và gánh nặng bệnh ở mức trung bình, lần lượt là 34,87 ± 19,61;45,28 ± 16,22;29,71 ± 22,65 điểm, điểm triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh ở mức khá (74,25 ± 18,39; 58,03 ± 21,66). Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với thời gian lọc máu (p<0,001), mức độ phù (p<0,001), bệnh lý tăng huyết áp (p<0,001). Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ ở mức trung bình-khá, bệnh nhân phù nhiều, thời gian lọc máu kéo dài và có bệnh lý tăng huyết áp liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn. Võ Ngọc Trang Đài, Lê Văng Cẩm Tú , Trần Lư Huyền Châu, Lê Nguyễn Thanh Duy, Đặng Nhựt Hòa, Mai Huỳnh Ngọc Tân Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2264 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH X-QUANG PHỔI VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO ÂU TRÊN BỆNH NHÂN HẬU COVID-19 TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2113 Đặt vấn đề: COVID-19 là một bệnh cấp tính do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Ngày nay, việc nghiên cứu các ảnh hưởng của hội chứng hậu là một trong những vấn đề đang được quan tâm. Nhưng việc nghiên cứu đến mối liên quan của hội chứng hậu COVID-19 dựa vào các hình ảnh X - quang phổi vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng và là vấn đề ngày càng được các nhà khoa học quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm X - quang phổi ở bệnh nhân hậu Covid tại khoa khám Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thành phố Cần Thơ năm 2022; 2) Đánh giá mức độ lo âu trên bệnh nhân hậu COVID-19 khoa khám Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 36 ca bệnh được chẩn đoán từng mắc bệnh COVID-19 đến khám và điều trị tại khoa khám Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 44,89 ± 2,727 tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 19 tuổi và lớn tuổi nhất là 74 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 50%, nữ chiếm 50%. Bệnh nhân có tổn thương phổi bên phải và trái có tỷ lệ bằng nhau chiếm 11,1%. Các bệnh nhân không có tổn thương phổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 77,8%. Bệnh nhân không xuất hiện lo âu chiếm 63,9% cao hơn bệnh nhân có xuất hiện lo âu 36,1%. Kết luận: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và đặc điểm tổn thương phổi có ý nghĩa thống kê khi p=0,000 (<0,05). Mối liên quan giữa mức độ lo âu và đặc điểm tổn thương không có ý nghĩa thống kê (p=0,354)> 0,05. Trong đó, những bệnh nhân xuất hiện lo âu có các đặc điểm tổn thương phổi chiếm tỷ lệ 30,8%. Huỳnh Anh Đào, Đặng Đỗ Duy Khang, Lưu Lâm Kim Ngân, Hồ Huỳnh Minh Thy, Lương Thị Mỹ Linh, Trần Hoàng Duy Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2113 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2261 Đặt vấn đề: Rung nhĩ được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng của nhồi máu não, làm tăng nguy cơ nhồi máu não lên gấp 5 lần. Nhồi máu não xảy ra trên bệnh nhân rung nhĩ thường nặng hơn, tỉ lệ biến chứng, tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn phế nặng đều cao hơn. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023-2024; 2). Đánh giá kết quả điều trị nội viện ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não có rung nhĩ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 20232024. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân ≥ 70 tuổi và nữ chiếm 57,10%. Về đặc điểm lâm sàng, các triệu chứng chính gồm liệt nửa người (74,3%) và rối loạn ngôn ngữ (68,6%). Về đặc điểm cận lâm sàng, tổn thương động mạch não giữa chiếm 91,42%. Kết quả điều trị theo thang điểm mRS tại thời điểm xuất viện, nhóm hồi phục kém cao gấp khoảng hai lần so với nhóm hồi phục tốt, lần lượt là 65,7% và 34,3%. Kết luận: Nhồi máu não có rung nhĩ thường gặp ở nữ giới trên 70 tuổi có tiền sử tăng huyết áp với các triệu chứng điển hình là rối loạn vận động và rối loạn ngôn ngữ, vị trí mạch máu tổn thương thường gặp là động mạch não giữa. Bệnh nhân nhồi máu não kèm rung nhĩ thường có kết cục kém sau điều trị theo thang điểm mRS. Nguyễn Thị Lan Hồng, Nguyễn Văn Khoe Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2261 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2275 Đặt vấn đề: Theo WHO vào năm 2021, tỷ lệ rối loạn nhận thức ở người từ 60 tuổi trở lên là khoảng 5-8% trên toàn cầu, và tỷ lệ này tăng gấp đôi mỗi khi tăng thêm 5 năm tuổi. Ở nhóm tuổi trên 85 tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới khoảng 20-30%. Đặc biệt ở người cao tuổi tăng huyết áp thì suy giảm nhận thức lại cần được quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm và phân tích một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán tăng huyết áp đang được điều trị tại khoa Nội lão học, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2020 đến tháng 02/2022, thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đánh giá nhận thức bằng thang điểm Mini-Cog: có suy giảm nhận thức (<4 điểm) và không suy giảm nhận thức (≥4 điểm). Kết quả: Trong số 180 người cao tuổi tham gia nghiên cứu có 23,3% người có rối loạn nhận thức theo thang Mini-Cog, Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn nhận thức với yếu tố giới tính, hoạt động xã hội và số bệnh lý đi kèm trong mô hình đơn biến. Những người có số bệnh lý đi kèm >2 loại có tỷ lệ rối loạn nhận thức cao hơn với OR (KTC 95%) là 2,97 (1,36-6,37) sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố khác trong mô hình đa biến. Kết luận: Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người bệnh cao tuổi có tăng huyết áp là 23,3%. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến ghi nhận có trên hai bệnh lý đi kèm liên quan đến khả năng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi tăng huyết áp có ý nghĩa. Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thiện Thắng, Nguyễn Thái Thông, Nguyễn Thị Phương Hiền, Nguyễn Văn Thống Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2275 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁI THÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊU SỢI HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2024 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2262 Đặt vấn đề: Đột quỵ nhồi máu não cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Chiến lược điều trị tiêu sợi huyết qua nhiều nghiên cứu cho thấy giảm tỷ lệ tử vong nhưng không đồng nhất do tác động từ nhiều yếu tố. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định thời gian điều trị tái thông ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 2022 đến 2024; 2). Đánh giá kết quả điều trị tái thông và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 2022 đến 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não và điều trị tái thông bằng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch tại Khoa Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022 – 2024. Kết quả: Đa số bệnh nhân ≥ 65 tuổi, nam chiếm 67,4%. Tiền sử bệnh tăng huyết áp chiếm 86,1%. Đánh giá kết quả chung: tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 41,9%, trung bình và kém lần lượt là 34,9% và 23,3%. Nhóm đối tượng có tiền sử tăng huyết áp có kết quả tốt ưu thế hơn so với nhóm không có tiền sử tăng huyết áp (45,9% và 16,7%) (p =0,028). Đối tượng chọn xe cấp cứu có kết cục tốt – trung bình (90,9%) cao hơn so với chọn xe nhà (76,7%) và xe công cộng (0%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Kết luận: Trung bình thời gian khởi phát – nhập viện 165,09 ± 50,14, nhập viện – thăm khám 24,21 ± 24,76, cửa – kim 62,26 ± 52,17, khởi phát – điều trị 227,35 ± 68,50. Kết cục tốt sau điều trị chiếm tỷ lệ cao 41,9%. Phương tiện vận chuyển và tăng huyết áp là hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung. Trần Anh Thư, Nguyễn Thị Minh Đức Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2262 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH BẰNG MINOCYCLIN UỐNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2279 Đặt vấn đề: Trứng cá là một bệnh da mạn tính, rất phổ biến và thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Diễn biến của bệnh có thể tự giới hạn, nhưng nếu bệnh không được điều trị hay điều trị không đúng sẽ có thể để lại di chứng về sau. Minocyclin có nhiều ưu điểm so với kháng sinh khác cùng nhóm tetracyclin. Tuy nhiên, tại Việt Nam, điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin uống tại Bẹnh viện Da liễu thành phố Cần Tho nam 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhân mụn trứng cá mức độ trung bình điều trị bằng minocyclin. Kết quả: Nhóm tuổi từ 1824 tuổi (chiếm 52,2%). Nữ chiếm 57,8% và nam chiếm 42,2%. Mặt là vị trí phân bố chủ yếu của sang thương mụn trứng cá chiếm tỉ lệ 100%, 100% bệnh nhân có tổn thương phối hợp. Sang thương sẩn, mụn đầu trắng thường gặp nhiều nhất (100%). Điểm số GAGs trung bình của mụn trứng cá mức độ trung bình là 22,98 3,2. Số lượng thương tổn viêm và không viêm ở thời điểm 8 tuần giảm 71,6% và 60,7% so với thời điểm T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điểm số GAGs giảm đáng kể sau 8 tuần so với lúc ban đầu. Tỉ lệ đáp ứng tốt và khá khi điều trị bằng minocyclin sau 8 tuần điều trị là 53,4% và đáp ứng trung bình là 46,6%. 8,9% bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, 6,7% trường hợp chóng mặt và 17,8% rối loạn tiêu hóa. Kết luận: Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đã cải thiện đáng kể hiệu quả lâm sàng, đặc biệt là đối với các thương tổn viêm. Vương Huỳnh Gia Khang, Đinh Nguyễn Ái My, Phan Thị Ngọc Sang, Nguyễn Thị Thúy Linh, Võ Đặng Quốc Bình, Lạc Thị Kim Ngân Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2279 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI PHỤ VỚI THAI GIỚI HẠN TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1364 Đặt vấn đề: Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung được biết đến như là một biến chứng thường gặp trong thai kỳ liên quan đến các kết cục chu sinh bất lợi như tăng nguy cơ thai lưu, tăng bệnh suất và chết chu sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết cục thai kỳ ở thai phụ với thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 163 thai phụ được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung từ tuổi thai ≥ 24 tuần. Sau đó theo dõi và đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của thai phụ có chỉ định nhập viện điều trị và chấm dứt thai kỳ. Kết quả: Cân nặng ước lượng của thai dưới bách phân vị 3rd chiếm tỷ lệ 47,9%. Tỷ lệ mất sóng cuối tâm trương trên Doppler động mạch rốn là 8,8%, thiểu ối là 17,2%. Tuổi thai lúc sinh trung bình là 35,66 ± 2,83 tuần. Tỷ lệ mổ lấy thai là 66,9%, sinh đường âm đạo là 33,1%. Trẻ có Apgar 1 phút < 7 điểm là 61,3%, Apgar 5 phút ≥ 7 điểm là 84%. Cân nặng của trẻ lúc sinh trung bình là 1854,88 ± 414,7 gram. Kết luận: Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung thường được chấm dứt thai kỳ sớm và chỉ số Apgar của bé thấp ở phút thứ nhất nhưng cải thiện rõ rệt ở phút thứ 5. Đỗ Thị Thùy Trang, Lưu Thị Thanh Đào, Nguyễn Thái Hoàng Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1364 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VITAMIN NHÓM B (B2, B3, B6, B9) TRONG MẪU SỮA BỘT CÔNG THỨC https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2503 Đặt vấn đề: Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự vận động, tăng trưởng và phát triển bình thường của con người. Ngày nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin như các thực phẩm công thức sữa, bột dinh dưỡng... Trong đó, sữa công thức là thức ăn bổ sung quan trọng cho trẻ nhỏ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình chiết xuất vitamin nhóm B trong mẫu sữa bột công thức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9) trong nền mẫu sữa bột công thức được tối ưu hóa quy trình chiết xuất và định lượng bằng phương pháp HPLC/PDA. Kết quả: Quy trình chiết tối ưu dùng 4mL dung môi trichloroacetic acid (TCA) ở nồng độ 3%, chiết siêu âm trong 25 phút và tủa protein lặp lại 2 lần. Kết luận: Phương pháp chiết xuất đơn giản, hiệu quả, lặp lại và độ thu hồi cao, phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng các vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9). Nguyễn Thị Ngọc Vân, Dương Tuyết Ngân, Lâm Vĩ Trang, Nguyễn Ngọc Nguyên Trang, Phạm Tuấn Thành, Hà Phi Long, Lê Thị Nhân Duyên, Nguyễn Thị Đặng, Đỗ Trung Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2503 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0000