https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/issue/feedTạp chí Y Dược học Cần Thơ2024-09-10T01:47:14+00:00Tạp chí Y Dược học Cần Thơtapchidhydct@ctump.edu.vnOpen Journal Systems<p class="p0">04/10/2015 Ministry of Information and Communications allowed Can Tho journal of medicine and pharmacy to operate (102 /GP-BTTTT)</p> <p class="p0"><strong>07/16/2015 Can Tho journal of medicine and pharmacy is internationally recognized:ISSN 2354-1210</strong></p> <p class="p0"><strong>In 2016, The journal has been included in the list of medical science journals by The State Council for professorship which is awarded a work score of 0-0.5 points for a published article.</strong></p> <p class="p0">Can Tho Journal of Medicine and Pharmacy welcome original works that haven’t been submitted or published in other medical journals. Posts must contain content related to one of the journal’s categories.</p>https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2873MẤT VỮNG KHỚP CÙNG ĐÒN TRÊN MẶT PHẲNG NGANG: CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN, PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT2024-06-27T00:52:52+00:00Phan Thế Nhựtmrinevergiveup@gmail.comMặc dù có bằng chứng mất vững trên mặt phẳng ngang của khớp cùng đòn sau chấn thương trật khớp cùng đòn có liên quan đến kết quả lâm sàng. Tuy nhiên chưa có sự thống nhất về cận lâm sàng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật cũng như thang điểm giúp đánh giá chính xác kết quả sau điều trị. Bài tổng quan này nhằm đánh giá các phương pháp chẩn đoán hình ảnh học cũng như kết quả của các phương pháp tái tạo dây chằng cùng đòn bên cạnh tái tạo dây chằng quạ đòn dựa trên tổng kết y văn.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2863ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI PHÂN LOẠI II THEO PARANT MỞ XƯƠNG BẰNG MÁY PIEZOTOME VÀ TAY KHOAN CHẬM2024-08-22T05:00:18+00:00Lê Minh PhúcNguyễn Hoàng NamNguyễn Quang TâmĐặt vấn đề: Răng khôn mọc lệch thường có nhiều triệu chứng, biến chứng phức tạp. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào so sánh kết quả của phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại Parant II mở xương bằng tay khoan chậm và bằng máy siêu âm Piezotome. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant mở xương bằng máy Piezotome và tay khoan chậm ở bệnh nhân tại Bệnh viện Vũng Tàu năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng trên 102 bệnh nhân phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant tại Bệnh viện Vũng Tàu, chia đều thành nhóm 2. Kết quả: Phân loại Parant II, loại A (44,1%), loại B (34,3%), loại D (18,6%) và chỉ có 2,9% loại C. Phân loại Pell – Gregory về độ sâu chủ yếu là loại A (75,5%), độ rộng là loại I (28,4%), loại II (47,1%) và loại III (24,5%). Kết quả điều trị ghi nhận, mức độ đau, sưng và chảy máu sau mổ 1 ngày, 3 ngày ở nhóm sử dụng máy Piezotome đều cải thiện tốt hơn và ở thời điểm 7 ngày sau nhổ răng hầu hết bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều không còn đau, sưng hay chảy máu. Về biến chứng và tổn thương mô mềm khi phẫu thuật cũng thấp hơn ở các bệnh nhân sử dụng máy Piezotome. Kết luận: Các bệnh nhân răng khôn hàm dưới đa phần có vị trí răng khôn khá thuận lợi cho phẫu thuật. Phẫu thuật bằng máy Piezotome cho thấy nhiều ưu điểm hơn so với khoan tay chậm trong việc hạn chế biến chứng trong lúc phẫu thuật và cải thiện các triệu chứng sưng, đau và chảy máu trong những ngày đầu sau phẫu thuật.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2562KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP Ở NGƯỜI CAO TUỔI2024-08-05T11:55:18+00:00Nguyễn Văn ThanhNguyenvanthanh238@gmail.comĐặng Hồng QuânNguyễn Văn TuấnMai Văn ĐợiPhạm Văn NăngĐặt vấn đề: Viêm túi mật là tình trạng viêm cấp tính của túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có bệnh kèm theo, vẫn còn là thách thức với mọi phẫu thuật viên ở bệnh viện tuyến tỉnh. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài:“ Kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi”. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người cao tuổi bị viêm túi mật cấp, (2) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng với 46 bệnh nhân tuổi ≥ 60 được chẩn đoán viêm túi mật cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 69,09 ± 8,59 tuổi, cao nhất là 97 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi. Phần lớn có ASA II, III 38 trường hợp (78,3%). 100% có đau bụng, đau hạ sườn phải 65,2%, sốt 16 trường hợp (34,8%). Bạch cầu tăng 32 trường hợp (69,6%), siêu âm có bất thường túi mật ở 28 bệnh nhân (67,4%). Tỉ lệ thành công là 100%. Thời gian mổ trung vị 92,5 ± 41,4 phút, dài nhất 200 phút, ngắn nhất 30 phút. Phần lớn bệnh nhân đau ít có 24 trường hợp (52,2%), thời gian vận động sau mổ sớm trước 12 giờ có 24 bệnh nhân (52,2%). Biến chứng hậu phẫu 3 trường hợp (6,6%). Thời gian nằm viện hậu phẫu trung vị là 4 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi là an toàn với tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng, hồi phục sau mổ nhanh và thời gian nằm viện ngắn.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2796ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KẾT QUẢ TRÁM BÍT ỐNG TUỶ RĂNG CỐI NHỎ THỨ HAI HÀM TRÊN CÓ BỆNH LÝ QUANH CHÓP BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÈN DỌC NÓNG2024-07-16T07:01:15+00:00Trần Thị Thúy Hằngthuyhangrhm@yahoo.comTrịnh Minh TríLương Ngọc Diễm HằngNguyễn Đức MinhTrần Thị Phương ĐanNguyễn Quang TâmĐặt vấn đề: Nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phương pháp lèn dọc nóng với gutta percha vẫn còn hạn chế, đặc biệt trên răng cối nhỏ thứ hai hàm trên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X. quang và đánh giá kết quả trám bít răng cối nhỏ thứ hai hàm trên có bệnh lý quanh chóp có sử dụng phương pháp lèn dọc nóng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 48 bệnh nhân có răng cối nhỏ thứ hai hàm trên có bệnh lý vùng quanh chóp và chỉ định điều trị nội nha đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận có 16 nam và 32 nữ chiếm tỷ lệ lần lượt là 33,33% và 66,67%. Mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung bình 41,6 ± 11,7. Về lý do vào viện, có 100% bệnh nhân có triệu chứng đau, trong đó 93,75% bệnh nhân đau khi có các kích thích. Có 62,5% các trường hợp răng cối nhỏ thứ hai hàm trên có hình thái ống tuỷ phân loại theo loại I của Vertucci, sau khi trám bít có 97,92% các răng được trám bít tốt với kĩ thuật lèn dọc nóng. Kết luận: Khảo sát trên phim X. quang hình thái ống tuỷ theo phân loại Vertucci (1974) loại I chiếm đa số với 62,5%. Hầu hết kết quả trám bít ống tuỷ với kỹ thuật lèn dọc nóng đạt mức độ tốt ở cả ba đặc điểm về chiều dài, hình dạng và mật độ với tỷ lệ lần lượt là 97,92%, 97,92% và 100%.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/3036NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SINH ỐNG MẦM CỦA CANDIDA ALBICAN TRONG MÔI TRƯỜNG HUYẾT THANH NGƯỜI GỘP VÀ HUYẾT THANH BÒ2024-08-17T06:49:26+00:00Nguyễn Ngọc Quínnqui@cdytdt.edu.vnLê Thị Mai ThảoLê Quốc DũngHuỳnh Văn ToànĐặt vấn đề: Huyết thanh bò rất tốt để nuôi cấy tế bào do hàm lượng cao các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và dễ dàng tìm kiếm. Chúng tôi thử nghiệm khả năng sinh ống mầm của Candida albican trong môi trường huyết thanh bò với mong muốn tìm kiếm một môi trường phù hợp thay thế huyết thanh người. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh mức độ phù hợp của kết quả thử nghiệm sinh ống mầm trong môi trường huyết thanh người gộp, huyết thanh bò tinh chế, huyết thanh bò nguyên chất với thử nghiệm trên môi trường CHROMagar. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu huyết trắng nhiễm Candida sp. Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm. Kết quả: So với thử nghiệm trong môi trường Chromagar, thử nghiệm sinh ống mầm trong môi trường huyết thanh người gộp có mức độ phù hợp vừa (κ = 0,59), trong môi trường huyết thanh bò tinh chế có mức độ phù hợp chấp nhận được (κ = 0,37) và trong môi trường huyết thanh bò nguyên chất có mức độ phù hợp nhiều (κ = 0,80). Kết luận: Candida albican có khả năng sinh ống mầm trong môi trường huyết thanh bò môi trường huyết thanh bò tinh chế với mức độ phù hợp vừa và trong môi trường huyết thanh bò nguyên chất với mức độ phù hợp nhiều so với thử nghiệm trong môi trường Chromagar. Có thể sử dụng huyết thanh bò thay thế huyết thanh người gộp trong thử nghiệm sinh ống mầm định danh Candida albican.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2635NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-20242024-08-19T14:12:00+00:00Lê Nguyễn Châu Hàdrlenguyenchauha@gmail.comTS Châu Chiêu HòaNguyễn Thảo LinhĐặt vấn đề: Viêm ống tai ngoài bội nhiễm nấm là tình trạng bong vảy biểu bì và ứ đọng vảy biểu bì hoặc chất tiết trong ống tai do nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm tai giữa, polype ống tai, dị hình ống tai, chàm ống tai, viêm da cơ địa. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân viêm ống tai ngoài. 2. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ của viêm ống tai ngoài do nấm. 3. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài do nấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân có viêm ống tai ngoài đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 05/2023 đến tháng 05/2024. Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 0,6:1. Tuổi trung bình là 39±1,7, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 2 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 79 tuổi. Bệnh nhân ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn (53,33%). Nhóm lao động tay chân (nông dân, công nhân, buôn bán, nội trợ) chiếm tỷ lệ cao (41,91%). Tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm là 58,1%. Có nhiều yếu tố nguy cơ của viêm ống tai ngoài do nấm trong đó thường gặp là thói quen lấy ráy tai thường xuyên (52,46%), tiền sử bệnh tại tai (viêm ống tai ngoài 19,67%, viêm tai giữa-viêm tai xương chũm 11,48%), thói quen bịt lấp ống tai (9,84%). Tỷ lệ điều trị thành công viêm ống tai ngoài do nấm là 93,44%. Kết luận: Viêm ống tai ngoài do nấm là bệnh thường gặp. Yếu tố nguy cơ là thói quen lấy ráy tai tại nhà, tiền sử viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa-viêm tai xương chũm, thói quen đeo tai nghe. Tỷ lệ điều trị thành công tương đối cao.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2577ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO SALMONELLA SPP TẠI CƠ SỞ BÁNH MÌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG THÁNG 01 NĂM 20242024-06-29T16:07:38+00:00THS Nguyễn Văn Phúcnguyenphuc71108@gmail.comÂu Hiền SĩHồ Tấn ThịnhNgô Minh ThảoTrần Cảnh ThiệnLê Thanh ThúyPhan Võ Nhi Hồ Thư KhiêmDương Uyển TrúcNguyễn Khánh PhượngTrịnh VũĐặt vấn đề: Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì xảy ra trên địa bàn với 150 người mắc và nhập viện điều trị đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kinh tế cho người dân. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả đặc điểm dịch tễ học vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp tại một cơ sở bánh mì trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp tại một cơ sở bánh mì trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng tháng 01/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thông tin thu thập từ kết quả điều tra 11 bước theo Quyết định số 39/2006/QĐ- BYT, từ hồ sơ bệnh án và đặc điểm lâm sàng của người bị ngộ độc, từ phỏng vấn các ca nhập viện và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm để xác định các căn nguyên gây bệnh. Kết quả: Địa điểm xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ kinh doanh bánh mì T.H, đường Hai Bà Trưng, Phường 1, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (ca mắc đầu tiên) 16 giờ 15 phút ngày 24/01/2024; thời gian kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm (ca mắc cuối cùng) 17 giờ ngày 26/02/2004; Trong tổng số 153 người có tham gia ăn bánh mì, đã có 150 (98,1%) người nhập viện với các triệu chứng điển hình là sốt (98,1%), đau bụng (94,8%), và tiêu chảy (86,9%), không có ca tử vong. Thức ăn nguyên nhân được xác định là sử dụng bánh mì ăn kèm nhân. Căn nguyên gây ngộ độc thực phẩm là do Salmonella spp. Kết luận: Đây là vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, tuyên truyền tại các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2862ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN MỌC LỆCH BẰNG MÁY PIEZOTOME VÀ TAY KHOAN THẲNG2024-07-16T08:17:09+00:00Vũ Đức ChíNhakhoasaigonhl@gmail.comĐỗ Thị ThảoTrịnh Minh TríĐặt vấn đề: Có rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các thiết bị phẫu thuật dựa trên nguyên tắc áp điện và siêu âm đối với hàm trên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và so sánh kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch bằng máy Piezotome và tay khoan thẳng tại Bệnh viện Vũng Tàu 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng trên 70 bệnh nhân được phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch tại Bệnh viện Vũng Tàu, chia 2 nhóm sử dụng máy Piezotome và bằng tay khoan thẳng. Kết quả: Tuổi trung bình 2 nhóm là 43,97±15,42 và 43,89±14,75, nữ (65,7%), lý do vào viện thường gặp sưng đau (100%) và vắt thức ăn (57,14%), răng khôn mọc bên trái (64,3%). Về đặc điểm lâm sàng, đa số đau vừa và đau nhiều lúc đầu, sưng nề vùng răng nhưng thường không gây sưng nề vùng mặt và không sâu hoặc tiêu xương răng 7.Đa phần bệnh nhân có độ sâu của răng khôn theo Archer loại A (52,9%) và loại B (44,3%), hướng nghiêng theo Shiller loại M (50%) và loại V (47,1%), tương quan với đáy xoang hàm trên theo Jung & Cho loại I (33,3%) và loại II (61,4%), độ khó của răng từ ít (57,1%) đến trung bình (40%) theo Carvalho RW. Về kết quả điều trị, đa phần không có biến chứng phẫu thuật, bệnh nhân sử dụng máy Piezotome giảm đau tốt hơn trong và sau nhổ răng, nhưng thời gian phẫu thuật lâu hơn. Kết luận: Bệnh nhân có sử dụng máy Piezotome giảm đau tốt hơn trong và sau nhổ răng, nhưng thời gian phẫu thuật lâu hơn. Piezotome là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân răng khôn kể cả hàm trên.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2675YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI CÀ MAU NĂM 2023 - 20242024-06-20T09:11:09+00:00Lý Kim Trangbskimtrangcm@gmail.comBùi Quang NghĩaDương Mỹ LinhĐặt vấn đề: Hiện nay đái tháo đường thai kỳ có xu hướng tăng dần ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời, tình trạng nặng của đái tháo đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến người mẹ và cả em bé. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 350 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng, kiểm tra đường huyết. Sau đó chúng tôi xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, đồng thời ghi nhận các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 18%, Tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ với tuổi mẹ, thai phụ có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, trình độ học vấn, chế độ ăn nhiều đường, và số bữa ăn của thai phụ. Kết luận: Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ nên được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai trong giai đoạn 2428 tuần đặc biệt là thai phụ ≥25 tuổi, thai phụ có tiền sử gia đình có tiền sử đái tháo đường, sản phụ nên uống sữa không đường, chia nhỏ bữa chính trong ngày.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2689KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN THIẾU SẮT HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM2024-08-22T01:15:55+00:00Đoàn Hồng Quândoanhongquan78@gmail.comTrần Viết AnNguyễn Duy LinhĐặt vấn đề: Tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh chiếm từ 30 - 50% ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm. Thiếu sắt huyết thanh làm nặng lên tình trạng suy tim mạn, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong. Điều trị bổ sung sắt cho bệnh nhân giúp cải thiện triệu chứng cơ năng, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện, tuy nhiên trong thực hành lâm sàng thiếu sắt huyết thanh trên bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm chưa được quan tâm đúng mức. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến thiếu sắt huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 132 bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Tất cả các bệnh nhân được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và làm bệnh án theo mẫu, xét nghiệm sinh hoá, siêu âm tim. Kết quả: Tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm là 36,5%; trong đó, thiếu sắt tuyệt đối là 18,9%, thiếu sắt tương đối là 16,7%. Thiếu sắt huyết thanh liên quan đến giới tính là nữ, creatinine máu, mức độ khó thở theo NYHA, chất lượng cuộc sống, NT-proBNP, và hs-CRP máu. Kết luận: Thiếu sắt huyết thanh chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm, nhiều đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng có liên quan đến tình trạng thiếu sắt huyết thanh.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2801ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH KIỂU HÌNH NHIỀU ĐỢT CẤP2024-08-17T20:45:32+00:00BS.CKI Phan Duy Trinhphanduytrinhyak35@gmail.comTS Cao Thị Mỹ ThúyBS.CKII Huỳnh Thanh HiềnBS Nguyễn Ngọc Phương AnhĐặt vấn đề: Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp, phần lớn đợt cấp mắc phải là mức độ nặng và nhiễm trực khuẩn gram âm kháng thuốc. Nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh là vô cùng cần thiết, tác động tích cực đến kết quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 46 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp có kết quả cấy đàm dương tính vào viện tại khoa Nội Phổi-Thận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 73,5 tuổi, nam giới chiếm đa số, thường gặp đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được chủ yếu là vi khuẩn gram âm chiếm đến 90% với tỷ lệ nhiễm hàng đầu là Klebsiella pneumoniae (38%), kế đến là Acinetobacter baumannii (23%), Pseudomonas aeruginosa (13%), Escherichia coli (11%). Klebsiella pneumoniae đề kháng gần 70% với cephalosporin và quinolon, 50% với carbapenem. Acinetobacter baumannii đề kháng >60% với tất cả các kháng sinh, trung gian với colistin. Pseudomonas aeruginosa đề kháng 50% với các quinolon và kháng 70% với carbapenem, nhạy cảm >60% với các cephalosporin và aminoglycosid. Kết luận: Vi khuẩn gram âm là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp. Tình hình đề kháng của nhóm vi khuẩn này với cephalosporin, quinolon và đặc biệt với các carbapenem là vấn đề đáng báo động.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2835BỆNH NHA CHU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI2024-06-26T05:15:10+00:00Hồ Thị Hiềnnhakhoatanhiep@gmail.comPGS,TS Võ Huỳnh TrangĐặt vấn đề: Bệnh nha chu là phổ biến có tỉ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, mức độ mắc bệnh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu ở người cao tuổi tại Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm 2023 - 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 424 người cao tuổi sống tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai từ 01/06/2023 đến 01/05/2024. Kết quả: Về giới tính, tỷ lệ nữ giới (55%) cao hơn nam giới (45%). Trình độ học vấn chủ yếu là dưới THPT (71,6%), với THCS chiếm tỷ lệ cao nhất (27,1%). Nhóm 60-64 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (40,8%). Về thói quen chăm sóc răng miệng, đa phần đối tượng thường xuyên đánh răng (96%). Tuy nhiên, những người đánh răng dưới 2 lần/ngày là 51,4%. Đa số (59%) đánh răng đúng thời điểm khuyến cáo. Tỷ lệ CPI 0 là 10,4%, nhóm CPI mức 1 là 11,6%, CPI mức 2 là 58,8%, CPI mức 3 là 8,5% và CPI mức 4 là 11,1%. Có mối liên quan giữa tuổi cao, trình độ thấp, sống một mình, thu nhập thấp, mắc bệnh tim và không chăm sóc răng miệng tốt với tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi, p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi tại thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai là 89,6%. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm tuổi cao, trình độ học vấn thấp, sống một mình, thu nhập thấp, mắc bệnh tim và không chăm sóc răng miệng tốt.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2884ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN DIỄN TIẾN NẶNG CỦA PROTEIN PHẢN ỨNG C, PRO-CALCITONIN VÀ BẠCH CẦU MÁU Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LONG AN2024-07-09T08:26:49+00:00Ngô Hiền Sĩngohiensi93999@gmail.comGS Nguyễn Trung KiênTS Võ Phạm Minh ThưHứa Thị Ngọc ThyĐặt vấn đề: Viêm phổi cộng đồng là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính phổ biến nhất, nhận định sớm viêm phổi cộng đồng có khả năng diễn tiến nặng là thách thức lâm sàng được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng mức độ trung bình. 2. Nghiên cứu giá trị dự đoán diễn tiến nặng của protein phản ứng C (CRP), pro-calcitonin và bạch cầu máu ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng mức độ trung bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi được thực hiện trên 103 người bệnh viêm phổi cộng đồng mức độ trung bình theo phân loại PSI nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An năm 2023-2024. Người bệnh được thu thập số liệu về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi sau 3 ngày điều trị để đánh giá diễn tiến của bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình là 75,4 tuổi. Ho và ran nổ tại phổi là triệu chứng xuất hiện nhiều nhất với 95,1% và 86,4%. Người bệnh thường có chỉ số bạch cầu và CRP tăng cao hơn giá trị ngưỡng bình thường, nhưng chỉ số procalcitonin thì thường thấp hơn. Trên Xquang ngực, hình ảnh tổn thương phế nang thường gặp nhất với 61,2%. Trong 4 chỉ số được nghiên cứu thì chỉ có CRP và pro-calcitonin có thể được dùng để dự đoán diễn tiến nặng của bệnh (p<0,05). Pro-calcitonin có giá trị dự đoán cao hơn so với CRP với diện tích dưới đường cong (AUC) lần lượt là 0,71 và 0,65. Kết luận: CRP và pro-calcitonin là 2 chỉ số có thể dự đoán diễn tiến nặng ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng mức độ trung bình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, trong đó chỉ số pro-calcitonin có giá trị dự đoán cao hơn CRP.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/3014NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA TIM MẠCH - LÃO HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-20232024-08-17T06:25:25+00:00Trần Thị Lýtranthilycmc@gmail.comPhạm Thành SuôlNguyễn Phạm Hồng ThanhVõ Thị HiếuNguyễn Trường GiangMai Hồ Huỳnh SaĐặt vấn đề: Ở người cao tuổi, chức năng của các cơ quan đều suy yếu, tuy nhiên quá trình đó diễn ra không đồng bộ giữa các cơ quan và các cá thể, kéo theo dược động học gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ cũng biến đổi phức tạp. Bên cạnh những thay đổi về sinh lý, bệnh lý mắc kèm và sử dụng nhiều thuốc đồng thời trong điều trị làm cho tương tác thuốc xuất hiện với tỷ lệ rất cao. Hậu quả của tương tác thuốc gồm: thay đổi tác dụng, độc tính hoặc phản ứng có hại của thuốc, gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm thay đổi hiệu quả điều trị, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ, mức độ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Lão học Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 382 bệnh án tại khoa Tim mạch - Lão học Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ ngày 01/06/2022 đến ngày 31/12/2022. Ứng dụng 3 trang web: medscape.com, micromedex và drugs.com để kiểm tra tương tác thuốc. Kết quả: Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng chiếm 47,9% (183 bệnh án). Trong đó, bệnh án có tương tác thuốc theo medscape.com là 144 bệnh án chiếm 37,7% phân bố nhiều nhất vào mức độ theo dõi chặt chẽ (73,4%; 287 lượt); micromedex ghi nhận được 172 bệnh án chiếm 45,0%, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1% (201 lượt) và theo drugs.com bệnh án có tương tác thuốc chiếm 47,6% (182 bệnh án) phân bố nhiều nhất và mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 71,9% (351 lượt). Kết luận: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh lý mắc kèm, số lượng thuốc trong đơn thuốc đến khả năng xảy ra tương tác thuốc (p<0,001).2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2875KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CAN THIỆP TỐI THIỂU ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP KHÓA2024-06-27T00:52:26+00:00Nguyễn Ái Hồng Bảonguyenbao090597@gmail.comTS Phạm Hoàng LaiHuỳnh Thống EmNguyễn Thành TấnĐặng Phước GiàuNguyễn Lâm Minh TânTrương Nhật TônPhan Chí LinhNguyễn Minh LuânNguyễn Trung NhânĐặt vấn đề: Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương thường gặp. Điều trị bảo tồn cho kết quả lành xương tốt nhưng còn nhiều biến chứng, phục hồi chức năng kém. Phẫu thuật kết hợp xương với đường mổ can thiệp tối thiểu bằng nẹp khóa có nhiều ưu điểm, bảo tồn tối đa phần mềm, mang lại nhiều kết quả tốt. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương can thiệp tối thiểu điều trị gãy kín đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 46 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay được phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa qua đường mổ can thiệp tối thiểu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 45,39 ± 16,92; thời gian phẫu thuật trung bình là 41,52 ± 7,52 phút, kích thước đường mổ trung bình là 2,88 ± 0,59 cm. Kết quả nắn chỉnh theo Sarmiento: 87% loại xuất sắc, 13% đạt loại tốt. Đánh giá phục hồi chức năng theo Green và O’Brien tại thời điểm 6 tháng đạt: 89,1% loại rất tốt, 10,9% loại tốt. Kết luận: Phẫu thuật can thiệp tối thiểu điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa mang lại kết quả tốt giúp bảo tồn tối đa phần mềm và nguồn máu nuôi xương từ đó làm giảm thời gian lành xương, đem lại ưu điểm về mặt thẩm mỹ đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sớm.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2740NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ CHẤN THƯƠNG GAN THEO AAST 2018 VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-20242024-08-21T09:23:53+00:00Lê Thanh Mailethanhmai271526@gmail.comPGS. TS Nguyễn Phước Bảo QuânThS Phù Trí NghĩaThS Nguyễn Hoàng ẨnThS Đoàn Dũng TiếnĐặt vấn đề: Chấn thương gan là một trong những cấp cứu bụng thường gặp trong chấn thương. Chẩn đoán, đánh giá sớm và chính xác mức độ chấn thương là rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cắt lớp vi tính là phương tiện hình ảnh có nhiều ưu điểm trong chẩn đoán mức độ chấn thương gan và các tổn thương kèm theo. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và mối tương quan giữa cắt lớp vi tính trong chẩn đoán mức độ chấn thương gan theo AAST 2018 và lựa chọn phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân có chấn thương gan được chẩn đoán trên cắt lớp vi tính và đã có phương pháp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 07/2022 đến tháng 04/2024. Kết quả: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Nam 72,3%, nữ 27,7%, tỷ số nam/nữ=2,6/1; tuổi trung bình 36,314,8; độ tuổi <60 chiếm 94,6%; nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông chiếm 91,1%. Đau bụng và dấu hiệu thành bụng là triệu chứng lâm sàng hằng định. Phần lớn tổn thương gặp ở gan phải chiếm tỷ lệ 91,1%, hình thái thường gặp nhất trên cắt lớp vi tính là tụ máu nhu mô gan với 72 trường hợp chiếm 64,3%. 70,5% trường hợp không ghi nhận tạng bụng tổn thương phối hợp. Dịch tự do ổ bụng trong chấn thương gan với tỷ lệ 88,4%. Phân độ chấn thương gan theo AAST 2018: độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 46,4%; độ V thấp nhất 2,8%. Về điều trị, nội khoa bảo tồn chiếm tỷ lệ cao nhất 83,9%, tắc mạch chiếm 3,6% và phẫu thuật 12,5%. Kết luận: Cắt lớp vi tính đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và phân độ chấn thương gan giúp lâm sàng đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2761ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN BẰNG DAO ĐIỆN ĐƠN CỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-20242024-08-24T21:31:24+00:00Phan Anh Thư21315510213@student.ctump.edu.vnVõ Thị Ngọc HânTrang Hồng HạnhPhan Minh ThưLê Hoàng QuyênĐặt vấn đề: Viêm amiđan mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng nhưng vẫn là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay và cắt amiđan là một phẫu thuật phổ biến. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cắt amiđan bằng dao điện đơn cực là sự lựa chọn trong phần lớn các phiên mổ cắt amiđan và để đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này cần phải xem xét trên chính kết quả điều trị thực tế lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm amiđan mạn tính được chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022- 2024; 2). Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022- 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 06/2022 đến tháng 03/2024 với 86 trường hợp được chẩn đoán viêm amiđan mạn tính và được chỉ định phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực. Kết quả: 86 bệnh nhân. Nam (44,18%) và nữ (55,82%). Độ tuổi trung bình là 28,13 ± 7,95. Amiđan quá phát chiếm tỷ lệ 80,23%. Amiđan quá phát độ II chiếm 37/86 trường hợp. Lượng máu mất trung bình là 5,43 ± 2,92 mL. Có 2,33% trường hợp chảy máu muộn sau phẫu thuật. Điểm đau trung bình ngày 14 sau phẫu thuật là 0,05 ± 0,21. Thời gian trung bình làm việc lại là 8,24 ± 1,51 ngày. Kết luận: Lượng máu mất và mức độ đau sau phẫu thuật thấp. Thời gian hồi phục ngắn. Cắt amiđan bằng dao điện đơn cực cho kết quả tốt.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2722NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CẮT CHÓP NẠO NANG CÓ TRÁM NGƯỢC BẰNG BIODENTINE VÀ FIBRIN GIÀU TIỂU CẨU Ở VÙNG RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023-20242024-07-16T08:35:40+00:00Nguyễn Hạnh Tiênfreaktien1012@gmail.comLâm Nhựt TânHồng Quốc KhanhĐặt vấn đề: Biodentine là vật liệu sinh học có nhiều đặc tính cải tiến như khả năng tái khoáng hoá, thúc đẩy hình thành cầu ngà, hạn chế vi kẽ trong điều trị trám ngược. Kết hợp Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị cắt chóp nạo nang có trám ngược đem lại kết quả tốt, kích thích tái tại mô. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, CBCT (Cone Beam Computed Tomography) răng trước hàm trên có nang quanh chóp. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt chóp nạo nang răng trước hàm trên có trám ngược Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4/2023 tới tháng 05/2024, 50 bệnh nhân thoả tiêu chí chọn mẫu và tái khám với 50 nang quanh chóp liên quan 60 răng nguyên nhân. Đánh giá kết quả điều trị qua các mốc thời gian: 1 tuần, 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật. Mức độ lành thương sau phẫu thuật đánh giá trên phim CBCT. Kết quả: Nữ giới chiếm tỷ lệ 68%. Nhóm tuổi 26-45 chiếm 52%. Nguyên nhân do sâu răng chiếm 56,7% với biểu hiện lâm sàng hay gặp là sưng đau chiếm 70%. Răng nguyên nhân chính là răng cửa giữa hàm trên. Hình ảnh CBCT nang có hình bầu dục chiếm 84%, kích thước nang <1 cm là 72%. Kết quả lâm sàng tốt sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 84%; 96% và 100%. Lành thương hoàn toàn mặt cắt chóp (R), phần chóp răng-khuyết hổng xương (A), phần xương vỏ-cửa sổ xương (C), lành thương xương chung (B). Kết luận: Điều trị nang quanh chóp ở răng trước hàm trên bằng phương pháp phẫu thuật cắt chóp, nạo nang có trám ngược với Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu cho thấy kết quả tốt, tỷ lệ lành thương cao.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2857NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC THAI KỲ CỦA SẢN PHỤ MANG SONG THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ2024-08-22T04:33:31+00:00Võ Thị Kim Quếkimque1406@gmail.comPGS.TS. Nguyễn Văn LâmBSCKII Nguyễn Thái HoàngĐặt vấn đề: Song thai là một thai kỳ có nguy cơ bệnh lý và tử vong chu sinh cao, có thể gây nhiều hậu quả bất lợi cho mẹ và thai cả trong thời kỳ mang thai cũng như khi chuyển dạ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết cục thai kỳ của sản phụ mang song thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 170 sản phụ mang song thai đến nhập viện và theo dõi chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả: Song thai tự nhiên chiếm đa số với 79,4% so với song thai do hỗ trợ sinh sản là 20,6%. Tỷ lệ song thai hai bánh nhau - hai buồng ối chiếm 52,4% cao hơn so với song thai một bánh nhau - hai buồng ối là 47,6%. Một số biến chứng thai kỳ trong song thai gồm: Thai chậm tăng trưởng chọn lọc chiếm 15,9%; hội chứng truyền máu chiếm 3,5% và song thai với một thai lưu chiếm 3,5%. Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ song thai chiếm tỷ lệ cao là 89,4%. Biến chứng ở mẹ gồm: Thiếu máu 22,4%; tiền sản giật 14,1% và băng huyết sau sinh 3,5%. Biến chứng ở trẻ gồm: Sinh non 69,4%; sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai 49,7%; suy hô hấp 19,8%; tỷ lệ sơ sinh cần chăm sóc tích cực sau sinh (NICU) là 18,0% và tử vong sơ sinh là 2,7%. Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai trong song thai khá cao. Song thai gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai. Non tháng và nhẹ cân là hai nguy cơ lớn nhất đối với trẻ trong thai kỳ song thai.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2830NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THUỶ TINH THỂ BẰNG DUNG DỊCH DIQUAFOSOL 3% VÀ HYALURONATE 0,1% TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-20242024-08-19T09:53:38+00:00Đinh Lâm Phươngnhathuoctanminhct@gmail.comLê Minh LýĐặt vấn đề: Hội chứng khô mắt là một tình trạng phổ biến sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, với nhiều yếu tố tác động và biểu hiện khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm hình thái và kết quả điều trị khô mắt sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 479 mắt sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 8/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: 150/479 mắt (31,31%) bị khô mắt với các hình thái Area(23,33%), Spot(22%), Line(34%), Dimple(7,33%), Random(13,33%). Mức độ khô mắt tăng cao vào ngày đầu sau phẫu thuật và tiếp tục trong vòng 2 tuần tiếp theo. Các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh khô mắt bao gồm tuổi (trung bình 65,88±8,9; 119/150 ca >60 tuổi), giới nữ >nam(83/67), độ đục thuỷ tinh thể (độ 3,4; 80%)và một số yếu tố liên quan phẫu thuật. Chỉ số OSDI sau phẫu thuật 1 ngày tăng, trung bình 68,16±10,01, so với trước phẫu thuật là 42,19±10,92. Thời gian vỡ phim nước mắt (TBUT) giảm sau phẫu thuật, trung bình 2,89±2,72. Kết quả điều trị bước đầu ở nhóm sử dụng Diquafosol 3% cho thấy tỷ lệ hiệu quả đạt 98,53%, và ở nhóm sử dụng Hyaluronate 0,1% là 97,56%, các chỉ số TBUT, OSDI thay đổi về hướng bình thường trong các tuần tiếp theo. Kết luận: Bệnh khô mắt xảy ra phổ biến sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, có khoảng một phần ba số bệnh nhân, biểu hiện đầy đủ 5 hình thái vỡ phim nước mắt với tỷ lệ cao nhất là dạng line. Điều trị hiệu quả với tỷ lệ thành công 98%, còn lại 2% có giảm các triệu chứng ít hoặc do không chấp hành điều trị.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2908NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG RĂNG CỬA VĨNH VIỄN HÀM TRÊN VIÊM QUANH CHÓP MẠN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2024-06-26T06:38:25+00:00Nguyễn Minh Hoàngminhhoang8809@gmail.comTrịnh Minh TríĐỗ Thị ThảoĐặt vấn đề: Viêm quanh chóp mạn tính tại các răng cửa hàm trên gây ra các rối loạn về chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn thiếu các nghiên cứu đánh giá chi tiết đặc điểm lâm sàng cũng như đánh giá tổn thương theo hai chiều không gian. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các răng cửa vĩnh viễn hàm trên bị viêm quanh chóp mạn tính được điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân từ 18-60 tuổi có các răng cửa vĩnh viễn hàm trên bị viêm quanh chóp mạn tính, với đường kính tổn thương ≤8mm. Những người tham gia được hỏi lý do đến khám và khám các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng đau, lỗ dò và sưng đáy hành lang, và chụp phim CBCT để kiểm tra kích thước và mức độ ảnh hưởng xương vỏ của sang thương. Kết quả: Có 31 người tham gia nghiên cứu với tổng cộng 53 răng được khảo sát. Lý do đến khám bao gồm tiền sử đau (38,7%), có lỗ dò (35,5%), và sưng đáy hành lang (25,8%). Trên phim CBCT, kích thước thấu quang trung bình được ghi nhận là NgoàiTrong 3,78±1,80mm, Gần-Xa 4,03±2,11mm. Nhóm đến khám vì đau có kích thước sang thương nhỏ hơn hai nhóm còn lại theo cả hai chiều Gần-Xa (p<0.001, one-way ANOVA) và Ngoài-Trong (p<0.001, one-way ANOVA). Không tìm thấy mối liên hệ giữa kích thước sang thương thấu quang và mức độ ảnh hưởng xương vỏ. Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác bệnh sử nhằm tiên lượng mức độ trầm trọng của sang thương quanh chóp trong viêm quanh chóp mạn tính ở vùng răng cửa hàm trên.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2941ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CAO CHUẨN HÓA QUẢ THỂ NẤM VÂN CHI ĐỎ (PYCNOPORUS SANGUINEUS MH225776)2024-07-09T08:29:30+00:00Đặng Bảo Trândangbaotran09@gmail.comPGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Vânntnvan@ctump.edu.vnTS. DS Đặng Duy Khánhddkhanh@ctump.edu.vnDương Tuyết NgânĐặng Thị Tú MaiPhạm Thanh ToànLý Ngọc Yến LinhCao Yến LinhTrần Đức TườngPGS. TS Dương Xuân Chữdxchu@ctump.edu.vnĐặt vấn đề: Nấm Vân chi đỏ là một loại nấm dược liệu giàu các hoạt chất có hoạt tính sinh học, trong đó đáng quan tâm là hợp chất phenolic. Phenolic hiện diện ở nhiều loài thực vật khác nhau và được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng chống oxy hóa của phenolic có trong cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng phenolic và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ được trồng tại Trường Đại học Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ; định lượng phenolic bằng phương pháp HPLC với đầu dò PDA; đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ bằng ba phương pháp DPPH, ABTS•+ và RP. Kết quả: Hàm lượng phenolic là 7,33mg/100g cao; cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt khi khảo sát ở cả ba phương pháp DPPH, ABTS•+ và RP, với giá trị IC50 lần lượt là 73,84 µg/mL ± 3,24; 73,76 µg/mL ± 2,25 và 85,18 µg/mL ± 2,29. Kết luận: Dựa vào giá trị IC50 ở cả 3 phương pháp DPPH, ABTS•+ và RP nhận thấy cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ có hoạt tính chống oxy hóa in vitro.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2764ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM ALBUMIN LÊN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ALBUMIN TRÊN BỆNH NHI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC-CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022-20232024-08-07T09:52:37+00:00Võ Văn Thivvthi@ctump.edu.vnPhan Minh NhựtThái Huỳnh Ngọc TrânNguyễn Huỳnh Ái MyNguyễn Thúy DuyLê Quốc HuyĐặt vấn đề: Albumin là loại protein đóng nhiều vai trò trong cơ thể. Albumin dùng để đánh giá mức độ nặng ở những bệnh nhân nguy kịch. Giảm albumin máu là tình trạng rối loạn nội môi thường gặp ở các bệnh nhân nặng. Giảm albumin làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng nhu cầu thở máy và tăng thời gian nằm viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ ảnh hưởng của giảm albumin lên kết quả điều trị và tìm ra giá trị tiên lượng tử vong của albumin trên bệnh nhi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 12/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ giảm albumin là 57,5%. Nhóm trẻ giảm albumin có tỷ lệ thở máy và sử dụng vận mạch cao hơn nhóm trẻ không có giảm albumin (52,2% so với 29,4% và 58,7% so với 32,4%), có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm trẻ giảm albumin có tỷ lệ nằm khoa Hồi sức tích cực – Chống độc >7 ngày và tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ không có giảm albumin (65,2% so với 8,8% và 67,4% so với 23,5%). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Với AUC=0,725, giá trị albumin có mức tiên lượng trung bình. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của điểm cắt albumin=3,395 g/dL lần lượt là 56,1%; 89,7%; 85,1% và 66%. Kết luận: Nhóm trẻ giảm albumin có nhu cầu thở máy, sử dụng vận mạch, tỷ lệ nằm khoa Hồi sức tích cực – Chống độc >7 ngày và tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm trẻ không có giảm albumin. Albumin có khả năng tiên lượng tử vong mức độ trung bình trên bệnh nhi với điểm cắt là 3,395g/dL.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/3049TẦN SUẤT ỨNG DỤNG VÀO LÂM SÀNG CỦA CÁC KỸ NĂNG Y KHOA TIỀN LÂM SÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ2024-09-10T01:47:14+00:00Đặng Thanh Hồngdthong@ctump.edu.vnThS Phạm Thị Mỹ NgọcBS Phan Lý HiếuCN Tô Thị Bích SơnĐặt vấn đề: Các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng có thể giúp người học y khoa củng cố, tích hợp các kỹ năng cần thiết trong thực hành lâm sàng. Nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng cần được nghiên cứu và triển khai trong đào tạo, tối ưu hóa sử dụng kỹ năng y khoa tiền lâm sàng cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và năng lực điều trị cho cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tần suất ứng dụng trong lâm sàng của các kỹ năng y khoa tiền lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.002 cán bộ y tế đang học sau đại học chuyên khoa cấp 1, cao học, bác sĩ nội trú và cán bộ y tế trẻ mới công tác dưới 12 tháng tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tần suất ứng dụng vào thực hành lâm sàng của các nhóm kỹ năng giao tiếp đang giảng dạy tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có điểm trung bình là 7,88-8,13 điểm theo thang đo mức độ 1 đến 10; các nhóm kỹ năng thăm khám là 7,19-8,03 điểm; các nhóm kỹ năng thủ thuật dao động từ 6,86 đến 8,46 điểm. Kết luận: Tần suất ứng dụng các nhóm kỹ năng giao tiếp, thăm khám, thủ thuật đạt mức cao, cần được tăng cường thực hành trên môn phỏng và trên lâm sàng.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2603NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH DO NẤM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-20242024-08-26T15:25:25+00:00Nguyễn Quốc Namnamnguyenpq0303@gmail.comNguyễn Thành VănĐặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính là một bệnh phổ biến ở hầu hết mọi người, dẫn đến gánh nặng đáng kể cho xã hội về chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất lao động. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang như là vi khuẩn, virus, nấm…Những năm gần đây ở nước ta, viêm mũi xoang do nấm có xu hướng gia tăng cùng với sự đô thị hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu và đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân khiếm khuyết miễn dịch như là ở người bị đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm mũi xoang do nấm trên bệnh nhân đái tháo đường tại thành phố Cần Thơ năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng trên 33 bệnh nhân mắc đái tháo đường bị viêm mũi xoang mạn tính do nấm đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 6/2022-tháng 3/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng là 51,91±11,25. Triệu chứng cơ năng chính thường gặp là chảy mũi (93,9%), đau nặng mặt (75,8%), với mức độ triệu chứng nặng hơn ở nhóm kiểm soát không tốt đường huyết. Nội soi cho hình ảnh dịch nhầy mủ đục (69,7%). Hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) mờ xoang hàm một bên chiếm 81,8%. Kết quả soi tươi tìm nấm: Candida (96,9%), Aspergillus (3,1%), Kết luận: Viêm mũi xoang mạn tính do nấm trên bệnh nhân đái tháo đường tại Cần Thơ có triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chảy mũi và đau nặng mặt, tác nhân chủ yếu là nhóm Candida.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2794ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG CỬA HÀM TRÊN BẰNG CẦU RĂNG SỨ ZIRCONIA MỘT CÁNH DÁN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2024-07-02T09:21:46+00:00Lâm Thị Hạnh Đoanhanhdoanlam@gmail.comĐỗ Thị ThảoHồng Quốc KhanhĐặt vấn đề: Trong những năm gần đây, công nghệ phục hình răng sứ đã tiến bộ vượt bậc với nhiều phương pháp như cầu răng, răng giả tháo lắp và implant, đặc biệt là việc sử dụng zirconia trong cầu răng sứ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị mất răng cửa hàm trên bằng cầu răng sứ zirconia một cánh dán tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh từ 6/2023 đến 2/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân bị mất hoặc thiếu răng cửa hàm trên và được chỉ định điều trị bằng cầu răng sứ zirconia một cánh dán. Kết quả: Tỷ lệ phục hồi răng 21 và 12 cao nhất, chiếm lần lượt 37,5% và 31,3%. Răng 11 và 22 có tỷ lệ tương đương nhau là 15,6%. Nguyên nhân mất răng do tai nạn, sâu răng và các nguyên nhân khác cao nhất ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi, với tỷ lệ lần lượt là 40%, 58,3% và 100%. Kết quả chỉ số PI và chỉ số GI bằng 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,4%. Đánh giá kết quả điều trị cho thấy hầu hết bệnh nhân đạt độ hài lòng cao về màu sắc phục hồi, hình thể giải phẫu, tiếp xúc răng kế cận và tiếp xúc khớp cắn, với tỷ lệ trên 90% đạt mức A theo thang đo USPHS. Không có bệnh nhân nào được ghi nhận ở mức C và D. Kết luận: Tỷ lệ mất răng hàm trên khá cao ở người lớn tuổi, đặc biệt là răng 21 và 12, sâu răng là nguyên nhân chính. Kết quả điều trị bằng cầu răng sứ zirconia một cánh dán cho thấy sự hài lòng cao của bệnh nhân về màu sắc, hình thể, tiếp xúc răng kế cận và khớp cắn, với đa số đạt mức A theo thang đo USPHS.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2601NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG DAPAGLIFLOZIN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG2024-06-19T02:32:26+00:00Nguyễn Tuấn Thuậntctt341@gmail.comTrần Kim SơnĐặt vấn đề: Suy tim là bệnh tim mạch phổ biến gây hậu quả nặng nề, gánh nặng chăm sóc y tế. Điều trị suy có nhiều cập nhật mới với sự xuất hiện của Dapagliflozin thêm vào phác đồ, dẫn đến thay đổi trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng Dapagliflozin ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên 102 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân là 66,9 ± 13,5, nam chiếm 57,8%. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất (75,5%), phân độ NYHA III thường gặp nhất (60,8%). Phân suất tống máu trung bình 32 ± 6,15%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP là 8749 pg/mL. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim sau thời gian theo dõi 12 tuần ở nhóm bệnh nhân điều trị Dapagliflozin (9,1%) thấp hơn nhóm không điều trị Dapagliflozin (23,4%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,048). Kết luận: Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất, phân độ NYHA III thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim sau 12 tuần ở nhóm điều trị Dapagliflozin thấp hơn nhóm không điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2771TÌNH HÌNH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 20232024-08-15T04:55:49+00:00Trần Huỳnh Nhưtranhuynhnhu213366@gmail.comHồ Thị Thu HằngNguyễn Tấn Đạtntdat@ctump.edu.vnĐặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển toàn diện bắt đầu từ giai đoạn trẻ nhỏ, dẫn đến những khuyết tật nghiêm trọng về tâm lý, xã hội và kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang để tính tỷ lệ hiện mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ với việc sàng lọc 2.902 trẻ bằng bảng kiểm MCHAT-R, sau đó chẩn đoán xác định mắc rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-5, kết hợp với nghiên cứu bệnh chứng trên 273 trẻ nhằm xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn này ở trẻ từ 18-36 tháng tuổi tại tỉnh Vĩnh Long. Kết quả: Tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ trong nghiên cứu là 2,3%. Các yếu tố bao gồm: nhóm tuổi trẻ, giới tính, thứ tự sinh, dân tộc, can thiệp khi sinh, thời gian chuyển dạ, nhóm tuổi và trình độ người chăm sóc có liên quan đến khả năng mắc RLPT ở trẻ, tuy nhiên khi phân tích đa biến, chỉ còn tuổi của trẻ (ORhc=4,34), thứ tự sinh (ORhc=68,89), tuổi người chăm sóc (ORhc=194,45) và thời gian chuyển dạ (ORhc=6,49) cho thấy có mối liên quan.. Kết luận: Các yếu tố như tuổi của trẻ, thứ tự sinh, tuổi của người chăm sóc và thời gian chuyển dạ có liên quan đến nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng cần phát triển các chiến lược can thiệp sớm dựa trên đặc điểm cá nhân và gia đình để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và quản lý rối loạn này.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2853NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẨM MỸ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC BỆNH VIỆN CẦN THƠ NĂM 2023-20242024-07-16T07:22:56+00:00Lê Hoàng Ngọc Hạnhlehoangngochanh2208@gmail.comNguyễn Văn LâmĐặt vấn đề: Trong các khoa tại bệnh viện, khoa Thẩm mỹ là nơi có đối tượng phục vụ rất chuyên biệt, không chỉ là bệnh nhân mà còn là khách hàng hướng đến cái đẹp với yêu cầu chất lượng dịch vụ tối ưu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẩm mỹ và một số yếu liên quan đến sự hài lòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 268 khách hàng điều trị tại khoa Thẩm mỹ và phòng khám Thẩm mỹ của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ là 39,2±15,2 và nữ giới chiếm 78,7%. Khách hàng tham gia dịch vụ thẩm mỹ lần đầu chiếm 49,6%, nguồn cung cấp thông tin phần lớn từ bạn bè-người thân giới thiệu 66,8%. Khoảng ¾ khách hàng chọn bệnh viện vì tính an toàn, lý do muốn bản thân đẹp và thu hút hơn chiếm 50,4%. Tỷ lệ hài lòng chung về dịch vụ thẩm mỹ là 49,3%. Khi phân tích đa biến, số lần tham gia dịch vụ có mối liên quan với sự hài lòng, cụ thể khách hàng thực hiện dịch vụ lần đầu có xu hướng không hài lòng cao hơn (OR=1,7, KTC95%=1,0-2,7, p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ hài lòng chung về dịch vụ thẩm mỹ khoảng một nửa. Trong phân tích đa biến chỉ ghi nhận số lần tham gia dịch vụ có mối liên quan đến sự hài lòng.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2869TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM PHỔI DO NHIỄM MYCOPLASMA PNEUMONIAE Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ2024-06-26T04:48:37+00:00BS Trần Bội Ngân21310610152@student.ctump.edu.vnTS. BS Bùi Quang Nghĩabqnghia@ctump.edu.vnTS. BS Trịnh Thị Hồng Củatthcua@ctump.edu.vnDiệp Phước HoàngTrần Ngọc NgânNguyễn Trịnh Gia MinhNguyễn Trần Phương VyĐặt vấn đề: Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn không điển hình ngày càng tăng. Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae có xu hướng trẻ hoá, lâm sàng đa dạng, khó nhận biết đưa đến kéo dài thời gian điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma pneumoniae trong viêm phổi ở trẻ từ 1-15 tuổi. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae ở trẻ từ 1-15 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 108 trẻ viêm phổi từ 1 đến 15 tuổi nhập viện từ tháng 12/2022 đến tháng 04/2024 và xét nghiệm dịch hút khí quản qua ngã mũi (NTA-Nasotracheal aspiration) tìm MP bằng kỹ thuật real-time PCR. Kết quả: Tỷ lệ Mycoplasma pneumoniae trong viêm phổi là 35,2%. Độ tuổi trung bình là 6,53,0 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 0,9/1. Biểu hiện lâm sàng viêm phổi do nhiễm MP chủ yếu là sốt (89,5%), ho có đàm (94,7%) và nghe phổi có ran (84,2%). X-quang thường gặp nhất là đông đặc thùy phổi (47,4%), trong đó thùy dưới phổi phải (36,8%). Xét nghiệm máu cho thấy đa số các trường hợp số lượng bạch cầu bình thường, CRP tăng và 55,3% trẻ không thiếu máu. Kết luận: Tỷ lệ viêm phổi do nhiễm MP tăng cao từ tháng 6 đến tháng 10, chủ yếu ở nhóm tuổi từ 5 đến 10 tuổi với biểu hiện lâm sàng đa dạng, số lượng bạch cầu bình thường, tăng CRP và X-quang có hình ảnh đông đặc thùy phổi.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2901ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÁM BÍT ỐNG TUỶ Ở RĂNG MỘT CHÂN VIÊM QUANH CHÓP MẠN TÍNH BẰNG KỸ THUẬT MỘT CONE KẾT HỢP VỚI SEALER GUTTA FLOW BIOSEAL2024-06-26T05:28:59+00:00Lý Gia Huy21350110184@student.ctump.edu.vnĐỗ Diệp Gia HuấnBiện Thị Bích NgânPhan Thùy NgânNguyễn Lệ UyênTrần Thị Phương ĐanĐặt vấn đề: Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người bệnh. Việc trám bít kín hệ thống ống tủy luôn là thách thức đối với các bác sĩ Răng Hàm Mặt. Vật liệu trám bít tuỷ răng Gutta Flow Bioseal có nhiều ưu điểm so với các vật liệu truyền thống. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả điều trị của Gutta Flow Bioseal. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình thái ống tuỷ và đánh giá kết quả điều trị trám bít ống tuỷ ở các răng một chân viêm quanh chóp mạn tính bằng kỹ thuật một cone kết hợp với sealer Gutta Flow Bioseal tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20222024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 50 bệnh nhân có răng một chân được chẩn đoán viêm quanh chóp mạn tính có chỉ định điều trị nội nha. Kết quả: Tuổi trung bình là 40,6 ± 18,4, Vị trí răng tổn thương thường gặp nhất trong nghiên cứu là răng cửa giữa hàm trên (46%) và răng cối nhỏ hàm dưới (20%). Hầu hết các răng tổn thương chỉ có một ống tuỷ (96%) và hình dạng ống tuỷ thẳng (86%). Về hình thái ống tuỷ theo Verticcui chủ yếu là loại I chiếm đến 88%. Trong đó, chiều dài ống tuỷ trung bình là 20,1 ± 2,4 mm. Kết quả điều trị sau 6 tháng, đa số bệnh nhân hồi phục (70%) và cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Kết luận: Đa phần có các răng tổn thương có một ống và Verticcui chủ yếu là loại I. Kết quả điều trị sau 6 tháng hầu hết đều hồi phục và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2842XÂM LẤN MẠCH MÁU, THẦN KINH VÀ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG2024-06-26T05:31:54+00:00Lâm Triều Vỹ21310411398@student.ctump.edu.vnPGS. TS Phạm Văn NăngTS. BS Sử Quốc KhởiĐặng Hồng QuânĐặt vấn đề: Ung thư trực tràng là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Điều trị bằng phẫu thuật nội soi đã đem lại nhiều kết quả khả quan, an toàn, tương đương mổ mở về mặt ung thư học. Xâm lấn mạch máu ngoài thành (EMVI), xâm lấn quanh thần kinh (PNI) là những yếu tố tiên lượng độc lập quan trọng trong ung thư trực tràng cần được xem xét trong quá trình điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá xâm lấn mạch máu ngoài thành, xâm lấn quanh thần kinh trên mô bệnh học và kết quả sớm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 54 bệnh nhân ung thư trực tràng, có khảo sát xâm lấn mạch máu, thần kinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 07/2022 đến 04/2024. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ: 1,3/1. Tuổi trung bình: 61,72 ± 10,6 tuổi. Có 51 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng bảo tồn cơ thắt, 3 bệnh nhân được phẫu thuật Miles nội soi. Thời gian phẫu thuật trung bình: 238,2 phút. Biến chứng sau mổ: Xì miệng nối 3 trường hợp (5,6%), nhiễm trùng vết mổ 5 trường hợp (9,3%). Thời gian trung tiện sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ trung bình lần lượt là 1,98 và 8,15 ngày. Giải phẫu bệnh sau mổ: 64,8% carcinoma tuyến biệt hóa vừa, có 96,3% u T3. Di căn hạch 57,4%. Tỉ lệ EMVI dương tính là 61,1%, PNI dương tính là 16,7%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là một phương pháp an toàn và có tính khả thi cao. Tỉ lệ EMVI dương tính là 61,1%, PNI dương tính là 16,7%.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2935KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY SINH DỤC NAM BẰNG TESTOSTERONE THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023 - 20242024-08-15T08:11:29+00:00Nguyễn Trung Hiếunthieu@ctump.edu.vnTrần Huỳnh TuấnLê Thanh BìnhLê Thanh TâmTrần Quốc CườngĐặt vấn đề: Suy sinh dục nam là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến nhiều nam giới. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Liệu pháp thay thế testosterone, đặc biệt là testosterone gel 1%, là một phương pháp điều trị hiệu quả và được dung nạp tốt. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan đến suy sinh dục nam và đánh giá kết quả điều trị suy sinh dục nam bằng liệu pháp testosterone thay thế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 34 bệnh nhân suy sinh dục nam được chỉ định điều trị liệu pháp testosterone thay thế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 12/2023 đến hết tháng 06/2024. Tiến hành theo dõi 3 tháng điều trị. Kết quả: Nồng độ testosterone có mối liên quan đến các yếu tố: chỉ số khối cơ thể, đái tháo đường, vòng bụng, rối loạn lipid máu, giãn tĩnh mạch thừng tinh (p < 0,05). 100% bệnh nhân có tăng nồng độ testosterone trong máu sau 3 tháng điều trị, có sự cải thiện triệu chứng suy sinh dục sau điều trị bằng bộ câu hỏi triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố nam và bộ câu hỏi chỉ số quốc tế về chức năng cương dương. 5,88% ghi nhận tác dụng phụ khi dùng testosterone gel. Kết luận: Liệu pháp thay thế testosterone được coi là liệu pháp tiêu chuẩn cho suy sinh dục nam, trong đó testosterone gel 1% là biện pháp đơn giản và được dung nạp tốt.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2994NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CƯỜNG GIÁP2024-08-17T04:13:37+00:00Nguyễn Thị Thu Dưỡngthuduong102@gmail.comBS CKII Đoàn Thị Kim ChâuĐặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân hội chứng cường giáp thường gặp và có mối liên quan với nhau. Việc chẩn đoán xác định các rối loạn nhịp tim đi kèm và các yếu tố liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, tiên lượng bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các dạng rối loạn nhịp tim trên Holter điện tâm đồ 24 giờ, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân hội chứng cường giáp tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Long An năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Bệnh nhân hội chứng cường giáp có rối loạn nhịp tim chiếm tỉ lệ 89,5%, trong đó rối loạn nhịp nhanh xoang 26,4%, rung nhĩ 22,8%, nhanh nhĩ 22,8%, ngoại tâm thu nhĩ 36,8%, ngoại tâm thu thất 71,9%. Nguy cơ rung nhĩ càng tăng khi tăng nồng độ NT-proBNP, giảm nồng độ TSH. Kết luận: Hội chứng cường giáp đa phần có rối loạn nhịp tim và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nồng độ TSH và NT-proBNP đến rối loạn nhịp rung nhĩ.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơhttps://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2714MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI LÝ THUYẾT CUỐI KỲ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 20232024-06-01T15:56:14+00:00Lê Thị Minh Ngọcltmngoc@ctump.edu.vnĐỗ Thị Cẩm Hồngdtchong@ctump.edu.vnCốm Minh Tiếncmtien@ctump.edu.vnNguyễn Xuân Vinhnxvinh@ctump.edu.vnPhan Thị Tuyết Nhungpttnhung@ctump.edu.vnĐặt vấn đề: Thi kết thúc học phần nhằm đánh giá khách quan, trung thực chất lượng học tập của người học. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giúp bảo đảm lợi ích của nhà trường và toàn xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng và xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của viên chức, người lao động về công tác tổ chức thi cuối kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang trên 220 viên chức, người lao động tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân số ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác thi; Nghiên cứu thực hiện qua bảng câu hỏi Google Form. Kết quả: Các nội dung đều được đánh giá từ mức độ hài lòng trở lên (ĐTB = 3,89±0,657). Chỉ số hài lòng toàn diện chung là 0,33. Các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng toàn diện về công tác thi đều có tác động dương đến điểm hài lòng chung với độ tin cậy 95%, nhất là “Sự hài lòng về quy định về công tác coi thi”. Kết luận: Đa số viên chức, người lao động hài lòng với công tác tổ chức thi lý thuyết cuối kỳ tại trường. Điểm hài lòng chung là 3,98; chỉ số hài lòng toàn diện là 0,33. Giới tính, độ tuổi, trình độ và đơn vị công tác có liên quan đến chỉ số hài lòng toàn diện. Nhân tố “Sự hài lòng về quy định về công tác coi thi” có tác động dương đến điểm hài lòng chung với mức ý nghĩa 95% và là yếu tố tác động mạnh nhất.2024-08-25T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ