TY - JOUR AU - Huỳnh, Lê Nghĩa Hiệp AU - Lê, Vũ Phương Khanh AU - Lê, Hoàng Mỹ Duyên AU - Nguyễn, Phúc Vinh AU - Đỗ, Thị Thảo PY - 2023/02/28 Y2 - 2024/03/28 TI - NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ THÓI QUEN TRÊN SINH VIÊN NHA KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ JF - Tạp chí Y Dược học Cần Thơ JA - ctump VL - IS - 57 SE - DO - 10.58490/ctump.2023i57.581 UR - https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/581 SP - 30-37 AB - Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm trong chiếm 40 – 60% dân số thế giới. Mặt khác rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến 15 đến 20% bệnh nhân trưởng thành. Rối loạn khớp thái dương hàm gặp ở mọi giới tính, trong đó nữ giới thường gặp hơn nam giới. Rối loạn khớp thái dương hàm còn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng thẩm mỹ, khả năng phát âm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối loạn khớp thái dương hàm ở sinh viên và đánh giá yếu tố tâm lý và thói quen liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 sinh viên năm nhất khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tình trạng khớp thái dương hàm, khớp cắn được xác định bằng khám lâm sàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn khớp thái dương hàm được xác định qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra. Thực hiện thống kê mô tả Frequencies, kiểm định ChiSquare và kiểm định Fisher’s Exact trên SPSS 20. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm là 92,4%. Đưa hàm sang phải hạn chế và giới tính có ý nghĩa thống kê (p= 0,032). Há lệch > 2mm có liên quan với trầm cảm, rối loạn lo âu. Há lệch >2mm và đau cơ khi sờ có liên quan với thói quen cắn bút (p= 0,019), (p=0,026). Tiếng kêu khớp có liên quan với tương quan răng 6 (p= 0,008). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn thái dương hàm ở sinh viên Răng Hàm Mặt chiếm tỷ lệ cao. Chưa có mối liên quan giữa rối loạn khớp thái dương hàm và yếu tố tâm lý - thói quen. ER -