@article{Lâm_Phạm_Quan_Võ_Nguyễn_Nguyễn_Lê_Ngô_Đoàn_2023, title={NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ }, url={https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/691}, DOI={10.58490/ctump.2023i58.691}, abstractNote={Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một tình trạng bệnh lý toàn thân rất phức tạp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi xảy ra trong giai đoạn mang thai. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu là 109 trường hợp tiền sản giật được nhập viện tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019. Kết quả: Có 46,79% huyết áp ≥160/110 mmHg và 44,04% huyết áp 150/100mmHg. Triệu chứng nặng là nhức đầu, đau thượng vị, nhức đầu kèm yếu tố khác như mờ mắt hoặc đau thượng vị. Có 48,57% trường hợp có biến chứng cho mẹ và thai nhi. Tuổi thai trung bình là 36,95 ± 3,24 tuần; có 57,14% ở tuổi thai 37- 40 tuần. Protein niệu là 1095,24 ± 913,98 mg/dl. Có 47,77% có 44,04% trường hợp hợp có protein niệu là 0,5 gram đến 1 gram trong 24 giờ. Tiểu cầu là 228.000/mm3± 55.000/mm3. Tiểu cầu < 100.000/mm3 là 1,83%. Kết quả điều trị: Tỷ lệ mổ lấy thai là 94,5%, với chỉ định chấm dứt thai kỳ là tiền sản giật kèm theo yếu tố bất thường như thiểu ối, thai quá ngày, con quý, thai suy dinh dưỡng bào thai chiếm 79,36%; trọng lượng trẻ là 2691,429± 753,66 gram; có 15,6% trẻ ≤ 2000gram và 14,68% trẻ từ 2000 đến 2500 gram. Kết luận: Biến chứng của tiền sản giật đang có xu hướng tăng; điều trị chủ yếu là phẫu thuật mổ lấy thai.}, number={58}, journal={Tạp chí Y Dược học Cần Thơ}, author={Lâm, Đức Tâm and Phạm, Thị Kim Thoa and Quan, Kim Phụng and Võ, Thị Ánh Trinh and Nguyễn, Tấn Hưng and Nguyễn, Thị Thư and Lê, Thị Gái and Ngô, Thị Thúy Hằng and Đoàn, Thanh Điền}, year={2023}, month={tháng 4}, pages={34-40} }